Quản lý điều hành khách sạn cần phải có năng lực cơ bản nào theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia?
Tìm hiểu về nội dung đối với vị trí việc làm quản lý điều hành khách sạn trình độ kỹ năng nghề bậc 5 cần phải có năng lực cơ bản nào theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia?
Quản lý điều hành khách sạn trình độ kỹ năng nghề bậc 5 cần phải có năng lực cơ bản nào theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia?
Quản lý điều hành khách sạn là một lĩnh vực chuyên môn trong ngành du lịch, tập trung vào việc vận hành, tổ chức, giám sát và điều phối toàn bộ hoạt động của một khách sạn nhằm đảm bảo hiệu quả kinh doanh, sự hài lòng của khách hàng và duy trì chất lượng dịch vụ.
Căn cứ theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của nghề Quản trị khách sạn kèm theo Quyết định 895/QĐ-LĐTBXH năm 2020, theo đó thì quản lý điều hành khách sạn trình độ kỹ năng nghề bậc 5 cần phải có năng lực cơ bản như sau:
- Ứng xử nghề nghiệp;
- Thích nghi nghề nghiệp;
- Sử dụng công nghệ thông tin;
- An toàn lao động;
- Rèn luyện thân thể;
- Đạo đức nghề nghiệp.
Quản lý điều hành khách sạn cần phải có năng lực cơ bản nào theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia? (Hình từ Internet)
Năng lực vận dụng các kỹ năng ứng xử nghề nghiệp của quản lý điều hành khách sạn trình độ kỹ năng nghề bậc 5 ra sao?
Căn cứ theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của nghề Quản trị khách sạn kèm theo Quyết định 895/QĐ-LĐTBXH năm 2020, theo đó thì năng lực vận dụng các kỹ năng ứng xử nghề nghiệp của quản lý điều hành khách sạn trình độ kỹ năng nghề bậc 5 như sau:
Thành phần và tiêu chí thực hiện
1. Tác phong công nghiệp trong lao động
- Ứng xử kịp thời theo trình độ kỹ thuật, công nghệ và cách thức quản lý lao động tại nơi làm việc.
- Thực hiện được các yêu cầu tại nơi làm việc về hoạt động sản xuất, kinh doanh từng giai đoạn theo tiến độ, chất lượng, quy mô sản phẩm.
- Thục hiện trách nhiệm và tính tự chủ của bản thân trong việc đảm bảo tác phong công nghiệp chung trong tổ chức nơi làm việc.
2. Thực hiện các quy định của pháp luật của nhà nước và quy định pháp luật về lao động
- Tránh được các sai sót, vi phạm pháp luật của nhà nước và quy định pháp luật về lao động.
- Phối hợp với các bộ phận, cá nhân liên quan trong việc duy trì, tuân thủ các quy định pháp luật của nhà nước và quy định pháp luật về lao động tại nơi làm việc.
- Thực hiện trách nhiệm và tính tự chủ của bản thân trong việc đảm bảo chấp hành quy định pháp luật của nhà nước và quy định pháp luật về lao động chung của tập thể tổ chức nơi làm việc.
3. Thực hiện được các quy trình, chế độ làm việc
- Tránh được các sai sót, vi phạm theo quy trình, chế độ về hoạt động sản xuất, kinh doanh tại nơi làm việc.
- Phối hợp với các bộ phận, cá nhân liên quan trong việc duy trì, đảm bảo các quy trình, chế độ làm việc theo quy định.
- Thực hiện trách nhiệm và tính tự chủ của bản thân trong việc đảm bảo các quy trình, chế độ làm việc được tôn trọng và thực hiện nghiêm túc trong tổ chức nơi làm việc.
4. Cập nhật, bổ sung, nâng cao trình độ
- Học hỏi, sáng tạo, sáng kiến, áp dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ vào công việc để nâng cao năng suất lao động, đóng góp vào tăng năng lực cạnh tranh của tổ chức nơi làm việc.
- Phối hợp với các bộ phận, cá nhân liên quan trong việc chia sẻ, học tập nâng cao trình độ và thăng tiến nghề nghiệp của bản thân và tập thể nới làm việc.
- Thực hiện trách nhiệm và tính tự chủ của bản thân trong việc đảm bảo khả năng học hỏi, sáng tạo, sáng kiến và áp dụng tiến bộ mới về khoa học công nghệ, khoa học quản lý trong tổ chức nơi làm việc.
5. Tư duy tích cực trong thực hành nghề nghiệp
- Hiểu và phân tích tầm nhìn, xứ mệnh và giá trị của tổ chức nơi làm việc để áp dụng và truyền thông được về tổ chức nơi làm việc.
- Xác định được kết quả tích cực từ hoạt động nghề nghiệp.
- Đánh giá được giá trị bản thân với hoạt động nghề nghiệp.
- Nhận thức được ý nghĩa, vai trò và giá trị của lĩnh vực nghề nghiệp đang hành nghề.
- Phối hợp với các bộ phận, cá nhân liên quan trong việc chia sẻ, áp dụng giá trị tích cực trong thực hành nghề nghiệp tại tổ chức nơi làm việc.
- Thực hiện trách nhiệm và tính tự chủ của bản thân trong việc đảm bảo, duy trì tư duy tích cực trong thực hành nghề nghiệp trong tổ chức nơi làm việc.
6. Xử lý, giải quyết các tình huống
- Đánh giá, phân tích tình huống theo mức độ nhiệm vụ, công việc đảm nhận và đưa ra được những tình huống khác nhau bao gồm tình huống phát sinh có thể.
- Vận dụng kỹ năng và kiến thức để lựa chọn giải pháp giải quyết hiệu quả tình huống khi phát sinh đảm bảo thực hiện nhiệm vụ, công việc đảm nhận.
- Phối hợp với các bộ phận, cá nhân liên quan trong việc xử lý, giải quyết hiệu quả các tình huống trong thực hành nghề nghiệp theo nhiệm vụ, công việc đảm nhận tại tổ chức nơi làm việc.
- Thực hiện trách nhiệm và tính tự chủ của bản thân trong việc xử lý, giải quyết hiệu quả các tình huống trong thực hiện nhiệm vụ, công việc chung trong tổ chức nơi làm việc.
7. Sử dụng hiệu quả công cụ lao động trong thực hành nghề nghiệp
- Đánh giá, phân tích để lựa chọn được công cụ lao động sẵn có và sử dụng lựa chọn đó thực hiện hiệu quả có năng suất, chất lượng nhiệm vụ, công việc đảm nhận.
- Sử dụng, vận hành công cụ công cụ lao động theo quy trình hướng dẫn kỹ thuật tránh sai sót, gây hỏng hóc và gây lãnh phí.
- Đảm bảo chế độ hoạt động, lưu trữ, cất giữ công cụ lao động theo quy định, hướng dẫn kỹ thuật tránh sai sót, gây hỏng hóc và gây lãnh phí.
- Phối hợp với các bộ phận, cá nhân liên quan trong việc đảm bảo sử dụng hiệu quả công cụ lao động trong thực hành nghề nghiệp của bản thân và tập thể nới làm việc.
- Thực hiện trách nhiệm và tính tự chủ của bản thân trong việc đảm bảo sử dụng hiệu quả công cụ lao động chung trong thực hành nghề nghiệp trong tổ chức nơi làm việc.
8. Hướng nghiệp
- Đánh giá, phân tích được mục đích, vai trò, giá trị hoạt động nghề nghiệp của bản thân tại tổ chức nơi làm việc hoặc cộng đồng.
- Quản lý nghề nghiệp bản thân tại tổ chức nơi làm việc và hoạt động nghề nghiệp.
- Phát triển và thăng tiến nghề nghiệp.
9. Khởi nghiệp
- Xác định được mục đích, vai trò, giá trị và ý tưởng thay đổi để tăng năng suất lao động phù hợp với giá trị của tổ chức nơi làm việc hoặc cộng đồng sinh sống
- Định hướng, đánh giá, phân tích, lựa chọn được tình huống vận dụng khởi nghiệp trong hoạt động nghề nghiệp tại tổ chức nơi làm việc hoặc cộng đồng.
- Tích lũy kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp .
- Lập kế hoạch, chiến lược khởi nghiệp.
Các kỹ năng quan trọng và kiến thức thiết yếu
Kỹ năng quan trọng
- Đặt mục tiêu/ tạo động lực làm việc;
- Phát triển cá nhân và sự nghiệp;
- Lãnh đạo bản thân;
- Giải quyết vấn đề;
- Lập kế hoạch và tổ chức công việc;
- Áp dụng các quy trình, tiêu chuẩn của nghề trong việc thực hiện nhiệm vụ;
- Đề xuất cải thiện phương thức làm việc đạt hiệu quả;
- Giao tiếp;
- Kỹ năng tính toán;
- Nhận thức về quy định, quy trình;
- Phối hợp nhóm;
- Sáng tạo;
- Ra quyết định;
- Truyền thông;
- Sử dụng các thiết bị, dụng theo quy định.
Kiến thức thiết yếu
- Tiêu chuẩn nghề nghiệp và quy trình sản xuất, quy trình thực hiện công việc;
- Năng suất lao động;
- Dịch vụ khách hàng;
- Tài chính;
- Tiêu chuẩn thực hiện nhiệm vụ theo những yêu cầu của nghề;
- Tiêu chí đánh giá chất lượng kết quả thực hiện công việc;
- Quy tắc, nội dung giao tiếp với đồng nghiệp, cấp trên, khách hàng và các đối tác liên quan;
- Nghệ thuật ứng xử trong giao tiếp nghề nghiệp với các bên liên quan;
- Giá trị tổ chức nơi làm việc;
- Quy định tại nơi làm việc;
- Quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn trong hoạt động nghề nghiệp.
Từ khóa: Quản lý điều hành khách sạn điều hành khách sạn năng lực cơ bản trình độ kỹ năng nghề bậc 5 kỹ năng nghề nơi làm việc kỹ năng ứng xử nghề nghiệp tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;
Bài viết mới nhất
