Phục vụ bàn nhà hàng trình độ kỹ năng nghề bậc 2 cần có các năng lực cơ bản nào?
Cùng nhau tìm hiểu về phục vụ bàn nhà hàng trình độ kỹ năng nghề bậc 2 cần có các năng lực cơ bản nào? Năng lực vận dụng các kỹ năng giao tiếp cơ bản quy định ra sao?
Các vị trí công việc trong bộ phận Dịch vụ nhà hàng cần biết?
Bộ phận Dịch vụ nhà hàng là một bộ phận quan trọng của cơ sở lưu trú du lịch, thực hiện nhiệm vụ phục vụ khách ăn uống theo thực đơn đặt trước, theo kiểu chọn món, buffet, các loại hình Gala Dinner, các loại tiệc, các loại đồ uống pha chế đáp ứng các yêu cầu về chất lượng phục vụ từ cao cấp đến bình dân đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, an ninh, chu đáo và lịch sự.
Các vị trí công việc trong bộ phận Dịch vụ nhà hàng có thể bao gồm: Phục vụ bàn, Thu ngân, Tiếp tân nhà hàng, Pha chế và phục vụ đồ uống, Điều hành nhóm phục vụ, Điều hành nhóm bar, Điều hành nhóm tiệc và sự kiện, Quản lý nhà hàng,…
Phục vụ bàn nhà hàng trình độ kỹ năng nghề bậc 2 cần có các năng lực cơ bản nào?
Phục vụ bàn nhà hàng là người chịu trách nhiệm chuẩn bị, bày bàn ăn, phục vụ khách ăn uống theo các loại hình ăn uống khác nhau đảm bảo làm hài lòng khách hàng.
Căn cứ theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của 4 nghề thuộc lĩnh vực du lịch kèm theo Quyết định 1167/QĐ-LĐTBXH 2019, theo đó thì phục vụ bàn nhà hàng trình độ kỹ năng nghề bậc 2 cần phải có 05 năng lực cơ bản như sau:
- Làm việc hiệu quả trong nhóm;
- Vận dụng các kỹ năng giao tiếp cơ bản;
- Tham gia các hoạt động bền vững về môi trường;
- Tuân thủ phương thức hoạt động an toàn tại nơi làm việc;
- Ứng phó với trường hợp khẩn cấp.
Phục vụ bàn nhà hàng trình độ kỹ năng nghề bậc 2 cần có các năng lực cơ bản nào? (Hình từ internet)
Năng lực vận dụng các kỹ năng giao tiếp cơ bản của phục vụ bàn nhà hàng trình độ kỹ năng nghề bậc 2 quy định ra sao?
Căn cứ theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của 4 nghề thuộc lĩnh vực du lịch kèm theo Quyết định 1167/QĐ-LĐTBXH 2019, quy đinh về năng lực vận dụng các kỹ năng giao tiếp cơ bản của phục vụ bàn nhà hàng trình độ kỹ năng nghề bậc 2 như sau:
Về thành phần và tiêu chí thực hiện năng lực vận dụng các kỹ năng giao tiếp cơ bản
1. Giao tiếp đúng mực, hiệu quả với đồng nghiệp, cấp trên, khách hàng và các đối tác
- Xác định được trách nhiệm của bản thân trong xây dựng và duy trì văn hóa giao tiếp của doanh nghiệp với đồng nghiệp, cấp trên, khách hàng và đối tác.
- Thực hiện giao tiếp giao tiếp đúng mực, hiệu quả với đồng nghiệp, cấp trên, khách hàng và đối tác.
Khuyến khích, ghi nhận và hành động dựa trên thông tin phản hồi từ đồng nghiệp, cấp trên, khách hàng và đối tác.
2. Sử dụng phù hợp các ngôn ngữ giao tiếp (nói, viết, biểu cảm) trong các bối cảnh giao tiếp khác nhau
- Đảm bảo kết hợp ngôn ngữ nói với biểu cảm trong các bối cảnh giao tiếp khác nhau.
- Chuẩn bị và xử lý các tài liệu bằng văn bản kịp thời, đúng quy trình và văn hóa giao tiếp của doanh nghiệp.
3. Xử lý linh hoạt, kịp thời các tình huống từ đơn giản đến phức tạp đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp và khách hàng.
- Tôn trọng sự khác biệt trong văn hóa giao tiếp với đối tác và khách hàng.
- Tìm kiếm sự trợ giúp của thành viên trong nhóm/bộ phận hoặc từ đồng nghiệp, cấp trên để xử lý kịp thời các tình huống.
Về các kỹ năng quan trọng và kiến thức thiết yếu của năng lực vận dụng các kỹ năng giao tiếp cơ bản
1. Kỹ năng quan trọng
- Giao tiếp đúng mực, hiệu quả với đồng nghiệp, cấp trên, khách hàng và các đối tác
- Sử dụng phù hợp các ngôn ngữ giao tiếp (nói, viết, biểu cảm) trong các bối cảnh giao tiếp khác nhau
- Xử lý linh hoạt, kịp thời các tình huống từ đơn giản đến phức tạp đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp và khách hàng.
2. Kiến thức thiết yếu
- Bản chất của giao tiếp, mục đích của giao tiếp và các vai trong giao tiếp
- Trách nhiệm của bản thân trong xây dựng và duy trì văn hóa giao tiếp của doanh nghiệp với đồng nghiệp, cấp trên, khách hàng và đối tác
- Cách tôn trọng sự khác biệt về giá trị và niềm tin cá nhân
- Cách xử lý những khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa trong giao tiếp
Về hướng dẫn đánh giá năng lực vận dụng các kỹ năng giao tiếp cơ bản
Đơn vị năng lực này có thể được đánh giá thông qua thực hiện công việc tại nơi làm việc hoặc trong môi trường mô phỏng tương ứng, kèm theo đánh giá các kiến thức nền tảng. Các phương pháp đánh giá khác nhau cần được sử dụng để thu thập chứng cứ về sự thông hiểu kiến thức, kỹ năng, thái độ đã quy định trong phạm vi đơn vị năng lực
Các phương pháp sau có thể được sử dụng kết hợp để đánh giá sự thành thạo đơn vị năng lực:
- Quan sát ứng viên thực hiện công việc trong nhóm
- Mô phỏng tình huống
- Câu hỏi vấn đáp
- Kiểm tra viết
- Báo cáo khách quan do bên thứ ba thực hiện
- Bài tập kiểu dự án
- Thu thập hồ sơ, chứng cứ tại nơi làm việc
- Nghiên cứu tình huống
- Thuyết trình kế hoạch của ứng viên nhằm cải thiện hiệu quả làm việc nhóm.
Từ khóa: Phục vụ bàn nhà hàng Dịch vụ nhà hàng bộ phận Dịch vụ nhà hàng Phục vụ bàn nhà hàng trình độ kỹ năng nghề bậc 2 năng lực cơ bản trình độ kỹ năng nghề bậc 2 phục vụ bàn kỹ năng nghề
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;