Để tránh thị phi nơi công sở, những điều tuyệt đối không nên chia sẻ với đồng nghiệp?
Trong môi trường làm việc, đồng nghiệp không phải lúc nào lúc là bạn. Vậy nên cần lưu ý những điều tuyệt đối không nên chia sẻ với đồng nghiệp để tránh thị phi nơi công sở.
Để tránh thị phi nơi công sở, những điều tuyệt đối không nên chia sẻ với đồng nghiệp?
Thị phi nơi công sở là những chuyện lời ra tiếng vào, mâu thuẫn, đồn đoán, hiểu lầm hoặc drama xảy ra trong môi trường làm việc. Thị phi nơi công sở thường ảnh hưởng khá nhiều đến tâm lý, hiệu suất làm việc và các mối quan hệ giữa đồng nghiệp. Dưới đây là một số điều không nên chia sẻ với đồng nghiệp:
Thông tin về lương thưởng, thu nhập
Vấn đề lương thưởng và thu nhập luôn là vấn đề nhạy cảm. Rất dễ gây ra sự so sánh, tỵ nạnh, dẫn đến những hiểu lầm không đáng có tại nơi làm việc.
Ở nhiều doanh nghiệp, vấn đề lương thưởng được coi là thông tin cần bảo mật. Và có quy định rõ ràng về việc nhân viên không được trao đổi với nhau về vấn đề tiền lương, thường.
Chuyện đời tư, gia đình, tình cảm
Đây là những vấn đề cá nhân, không nên chia sẻ ở môi trường làm việc. Đặc biệt những vấn đề này dễ bị khai thác và lan truyền nhanh chóng. Có thấy gây ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh cá nhân. Nhiều đồng nghiệp có thể dựa vào những thông tin này để có những đánh giá sai lệch về bạn.
Ví dụ: Các vấn đề liên quan đến tình cảm, ly hôn, ngoại tình, chia tay,...
Những bất mãn liên quan đến công việc, đồng nghiệp, hay cấp trên
Việc chia sẻ những điều bất mãn dễ khiến bạn mất đi hình ảnh chuyên nghiệp trong mắt đồng nghiệp. Ví dụ: Khi bạn chia sẻ những bất mãn của đồng nghiệp A cho đồng nghiệp B nghe, có thể đồng nghiệp B sẽ cảm thấy bạn là người nói xấu sau lưng người khác, họ sẽ hoài nghi liệu bạn có đi nói điều tương tự về họ cho những đồng nghiệp khác nghe hay không.
Ngoài ra trong môi trường làm việc, không thể chắc chắn ai là bạn. Việc bạn nói về những bất mãn có thể bị nói lại với đồng nghiệp khác hay bị cáo cáo lại với cấp trên.
Những thông tin mang tính nội bộ của công ty
Bạn vô tình nghe được từ cấp trên những thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh, bí mật khách hàng. Bạn không nên chia sẻ với đồng nghiệp. Việc bạn chia sẻ vô tội vạ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí bạn có thể sẽ vi phạm pháp luật.
Hãy nhớ, trong môi trường làm việc, có những bí mật chỉ nên giữ, không nên chia sẻ.
Ý định chuyển việc, nghỉ việc
Nếu bạn đang có những ý định này, đừng vội chia sẻ khi mọi điều chưa chắc chắn. Việc bạn chia sẻ quá sớm có thể dẫn đến những tin đồn không đáng có. Giả sử sau đó, bạn có thay đổi ý định và mong muốn tiếp tục ở lại làm việc, mọi người vẫn sẽ bàn tán về việc bạn sắp/có ý định nghỉ việc.
Tệ hơn, nếu việc này truyền đến tai cấp trên của bạn, cấp hơn có thể nghĩ bạn không chuyên nghiệp, không có ý định gắn bó lâu dài với công ty. Từ đó, bạn sẽ không được giao những dự án quan trọng, những hợp đồng lớn.
Những điều bạn nên chia sẻ với đồng nghiệp: Những điều tích cực về công việc, môi trường làm việc, kinh nghiệm làm việc. Hãy nhớ, giao tiếp vừa đủ và có chừng mực sẽ giữ được hình ảnh chuyên nghiệp của bạn trong mắt đồng nghiệp và cấp trên.
Để tránh thị phi nơi công sở, những điều tuyệt đối không nên chia sẻ với đồng nghiệp? (Hình từ Internet)
Gây thị phi nơi công sở thì có thể bị đuổi việc không?
Đuổi việc có thể được hiểu là bị sa thải, Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 có quy định những trường hợp được sa thải người lao động như sau:
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;
2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;
3. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;
4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
Theo đó, nếu gây thị phi nơi công sở mà thuộc những trường hợp này thì sẽ bị sa thải (bị đuổi việc).
Từ khóa: người lao động Môi trường làm việc Thị phi nơi công sở những điều tuyệt đối không nên chia sẻ với đồng nghiệp bị đuổi việc sa thải
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;