Cách từ chối đồng nghiệp khéo léo mà vẫn giữ được mối quan hệ trong môi trường công sở?

Cách từ chối đồng nghiệp khéo léo mà vẫn giữ được mối quan hệ trong môi trường công sở? Khi làm việc, người lao động có những quyền gì?

Đăng bài: 20:05 22/04/2025

Cách từ chối đồng nghiệp khéo léo mà vẫn giữ được mối quan hệ trong môi trường công sở?

Từ chối đồng nghiệp bằng lý do công việc

Đây là lý do chính đáng nhất, vừa đảm bảo hoàn thành hiệu suất công việc của bản thân mà không làm mất lòng người khác. Trong trường hợp thấy sắp có deadline gấp, bạn có thể nói: “Mình có báo cáo cần nộp trước 4 giờ chiều này, mình không giúp bạn được rồi, thông cảm cho mình nha.”

Đây là cách nói đơn giản, giữ được thái độ lịch sự, tôn trọng đối phương. Câu trả lời mang tính chất công việc, không bị cá nhân hóa.

Từ chối đồng nghiệp bằng cách đưa ra lý do trì hoãn

Nếu người nhờ vả là đồng nghiệp thân thiết. Trong trường hợp chưa thể giúp đỡ ngay, có thể đưa ra đề xuất vào khoản thời gian khác. Đây là cách từ chối tạm thời. Ví dụ có thể nói: “Giờ mình đang bàn dự án với bên khách hàng, nếu sau 4 giờ bạn vẫn chưa giải quyết xong, mình cùng bạn xem qua nhé”.

Cách nói này vừa giữ được lời từ chối, vừa thể hiện thiện chí muốn giúp đỡ.

Từ chối đồng nghiệp khi công việc không thuộc chuyên môn 

Có nhiều trường hợp đồng nghiệp nhờ vả liên tục, dù đó không phải là sở trường hay chuyên môn. Tuy nhiên, trường hợp này có thể đưa ra lời từ chối nhẹ nhàng như: “Phần này mình chưa nắm rõ nên không giúp bạn được rồi. Mình sợ ảnh hưởng đến kết quả của bạn”.

Câu trả lời vừa thể hiện sự từ chối, vừa thể hiện sự tôn trọng công việc của đối phương. Việc lấy lý do không thuộc chuyên môn, không nắm rõ thông tin còn hạn chế được các lần nhờ vả dè sau cho các chủ đề tương tự lần này.

Từ chối đồng nghiệp khi nhờ vả trong giờ nghỉ trưa hoặc ngoài giờ làm

Đối với những trường hợp đồng nghiệp “không tinh tế” như vậy, có thể đưa ra lời từ chối thẳng thắng như: “Giờ đang là giờ nghỉ trưa, mình có việc riêng rồi, lần sau nếu có hỏi, bạn hãy hỏi vào giờ hành chính nha.”

Câu trả lời vừa mang tính từ chối thẳng, vừa thể hiện sự “khó chịu” khi bị hỏi việc ngoài giờ làm việc.

Từ chối đồng nghiệp khi cảm thấy bị đồng nghiệp lợi dụng lòng tốt

Khi đồng nghiệp nhờ vả quá nhiều lần cho những việc giống hoặc tương tự nhau, và tỏ thái độ đương nhiên khi được giúp đỡ. Hãy tạo giới hạn và nhắc trực tiếp. Có thể nói như sau: “Lần này, mình nghĩ bạn nên chủ động hoàn thành trước, mấy lần trước mình đã làm giúp bạn rồi. Bạn cứ làm trước đi, nếu có thắc mắc chỗ nào thì cứ nói mình hỗ trợ nhé, nhưng làm giúp thì không được”.

Câu trả lời này giúp vạch rõ giới hạn, vừa nhắc khéo cho đồng nghiệp biết đã giúp họ nhiều lần. Khuyến khích tự làm và sẵn sàng hỗ trợ - điều này sẽ giúp giữ được mối quan hệ với đồng nghiệp.

Trong môi trường công sở, từ chối đồng nghiệp không phải ích kỷ. Đôi khi việc từ chối đồng nghiệp giúp bảo vệ quyền lợi bản thân, đảm bảo hiệu suất công việc của bản thân. Hãy nhớ giúp người không đúng cách sẽ làm họ ỷ lại, còn gây ảnh hưởng đến công việc bản thân.

Cách từ chối đồng nghiệp khéo léo mà vẫn giữ được mối quan hệ trong môi trường công sở?

Cách từ chối đồng nghiệp khéo léo mà vẫn giữ được mối quan hệ trong môi trường công sở? (Hình từ Internet)

Khi làm việc, người lao động có những quyền gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 thì khi làm việc, người lao động sẽ có những quyền sau:

- Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

- Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;

- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;

- Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;

- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

- Đình công;

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

6 Nguyễn Thị Thúy Nga

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...