Thế nào là người ôm đồm công việc? Làm sao để ngừng ôm đồm và làm việc hiệu quả hơn?
Ôm đồm công việc là gì? Cách thoát khỏi ôm đồm và làm việc hiệu quả hơn?
Thế nào là người ôm đồm công việc?
Ôm đồm công việc hiểu đơn giản là người tự mình nhận hết tất cả mọi việc, dù công việc đó có thể phân chia cho người khác hoặc không nằm trong phạm vi trách nhiệm chính bản thân người nhận việc. Người ôm đồm công việc thường có xu hướng muốn làm mọi thứ, kiểm soát mọi khía cạnh, và thường cảm thấy rằng chỉ có mình mới làm tốt hoặc đảm bảo được chất lượng công việc.
Điều này nghe thì có vẻ tốt vì thể hiện sự tận tâm, chịu trách nhiệm cao, nhưng thực tế lại mang nhiều tác hại. Người ôm đồm công việc thường dễ rơi vào tình trạng quá tải, căng thẳng, mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Họ cũng khó lòng tập trung chuyên sâu vào những việc thực sự quan trọng, bởi vì đầu óc bị chia nhỏ cho quá nhiều nhiệm vụ.
Như vậy để nhận biết người đang ôm đồm công việc có thể dựa vào các dấu hiệu sau:
- Người ôm đồm công việc thường làm việc ngoài giờ hoặc mang việc về nhà,
- Người ôm đồm công việc khó từ chối khi đồng nghiệp hoặc sếp giao thêm việc,
- Người ôm đồm công việc hay cảm thấy mệt mỏi, thiếu động lực, thậm chí stress kéo dài
- Hiệu quả công việc của người ôm đồm công việc không cao mặc dù bỏ ra nhiều thời gian.
Làm sao để ngừng ôm đồm và làm việc hiệu quả hơn?
Người đang trong trạng thái ôm đồm nhiều công việc hoàn toàn có thể thay đổi thói quen này và trở thành người làm việc hiệu quả hơn bằng những cách đơn giản sau đây:
1. Ngừng ôm đồm bằng cách nhận diện rõ công việc của mình
Bước đầu tiên để ngừng ôm đồm là cần hiểu rõ trách nhiệm và giới hạn công việc của mình. Việc này giúp người ôm đồm biết đâu là việc nên làm, đâu là việc cần trao cho người khác. Hãy liệt kê ra danh sách nhiệm vụ, phân loại công việc theo mức độ quan trọng và khẩn cấp.
2. Ngừng ôm đồm bằng việc nói không và biết ủy thác
Ngừng ôm đồm trong công việc rất cần thiết là kỹ năng từ chối khéo léo khi nhận thêm việc vượt quá khả năng. Đừng ngại nói không khi công việc không thuộc phạm vi hoặc đã quá tải. Đồng thời, hãy biết ủy thác những việc có thể giao cho đồng nghiệp hoặc cấp dưới. Điều này không chỉ giúp người ôm đồm công việc nhẹ đầu mà còn phát triển năng lực của cả đội nhóm.
3. Ngừng ôm đồm bằng cách ưu tiên công việc quan trọng
Đừng lao đầu vào làm tất cả mọi việc, thay vào đó hãy ưu tiên những nhiệm vụ có giá trị cao, ảnh hưởng lớn đến mục tiêu chung. Có thể sử dụng phương pháp phân loại công việc theo 4 nhóm: Quan trọng, khẩn cấp, quan trọng, không khẩn cấp, không quan trọng nhưng khẩn cấp, không quan trọng và không khẩn cấp để tập trung năng lượng đúng chỗ.
4. Ngừng ôm đồm bằng cách quản lý thời gian hiệu quả
Có thể dành thời gian lên kế hoạch, chia nhỏ công việc và đặt giới hạn thời gian hoàn thành giúp tránh sa vào vòng xoáy làm việc không ngừng nghỉ. Người ôm đồm công việc cũng nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý để tái tạo năng lượng.
5. Ngừng ôm đồm bằng cách tập trung vào kết quả, không phải số lượng công việc
Một sai lầm phổ biến của người ôm đồm công việc là luôn đánh giá hiệu quả qua số lượng việc làm được, thay vì kết quả thực sự mang lại giá trị. Hãy thay đổi tư duy, hướng đến hoàn thành mục tiêu với chất lượng hơn là làm thật nhiều việc mà không hiệu quả.
6. Ngừng ôm đồm thay vào đó hãy chăm sóc bản thân
Cuối cùng, để làm việc hiệu quả lâu dài thì cần phải giữ sức khỏe và tinh thần tốt. Đừng để việc ôm đồm công việc khiến bạn mệt mỏi, mất cân bằng cuộc sống. Dành thời gian cho gia đình, sở thích, và nghỉ ngơi sẽ giúp lấy lại năng lượng và tinh thần tích cực hơn khi làm việc.
Xem thêm >> Làm sao để rèn luyện tính chủ động trong công việc hiệu quả cho nhân viên?
Xem thêm >> Làm sao để xây dựng văn hóa tương trợ cho đội ngũ nhân sự trong doanh nghiệp hiệu quả?
Xem thêm >> Cô độc hướng ngoại là gì? Nhà quản lý nên ứng xử thế nào với nhân viên cô độc hướng ngoại?
Thế nào là người ôm đồm công việc? Làm sao để ngừng ôm đồm và làm việc hiệu quả hơn? (Hình từ internet)
Người lao động có được quyền từ chối làm thêm giờ nếu công ty yêu cầu không?
Cụ thể tại khoản 1 và khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 quy định về vấn đề làm thêm giờ như sau:
Làm thêm giờ
1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
a) Phải được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
Đồng thời tại Điều 59 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định về sự đồng ý của người lao động như sau:
Sự đồng ý của người lao động khi làm thêm giờ
1. Trừ các trường hợp quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động, các trường hợp khác khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải được sự đồng ý của người lao động tham gia làm thêm về các nội dung sau đây:
a) Thời gian làm thêm;
b) Địa điểm làm thêm;
c) Công việc làm thêm.
2. Trường hợp sự đồng ý của người lao động được ký thành văn bản riêng thì tham khảo Mẫu số 01/PLIV Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo đó, người lao động hoàn toàn có quyền từ chối làm thêm giờ nếu không đồng ý. Doanh nghiệp chỉ được yêu cầu làm thêm khi có sự đồng thuận từ phía người lao động, trừ các trường hợp đặc biệt theo Điều 108 Bộ luật Lao động 2019.
Từ khóa: Ôm đồm công việc Người ôm đồm Người ôm đồm công việc Ngừng ôm đồm Người sử dụng lao động Người lao động Làm thêm giờ Từ chối làm thêm giờ
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;