Số tổng đài phản ánh tiếng ồn ở TPHCM là số nào? Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc là bao nhiêu?

Số tổng đài phản ánh tiếng ồn ở TPHCM là số nào? Tiếng ồn ảnh hưởng đến công việc ra sao?Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc là bao nhiêu?

Đăng bài: 16:50 08/05/2025

Số tổng đài phản ánh tiếng ồn ở TPHCM là số nào?

Tổng đài phản ánh tiếng ồn ở TPHCM là 1022. Người dân có nhu cầu phản ánh tiếng ồn ở khu vực mình thì có thể gọi số máy này.

Đây là tổng đài tiếp nhận và giải đáp thông tin cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM. Ngoài việc phản ánh tiếng ồn xảy ra trên địa bàn, người dân còn có thể liên hệ để phản ánh những vấn đề khác như giao thông, trật tự công cộng,… Những phản ánh của người dân sẽ được tiếp nhận sau đó chuyển đến các cơ quan chức năng để phối hợp xử lý.

Tiếng ồn có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung của con người, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất làm việc của họ. Khi làm việc trong môi trường có nhiều tiếng ồn, rất dễ bị mất tập trung, não bộ cần tiêu tốn nhiều năng lượng để xử lý công việc, dễ dẫn đến việc mệt mỏi làm giảm hiệu suất. Đối với những công việc cần sự tập trung, tư duy hoặc sáng tạo, tiếng ồn có thể làm gián đoạn suy nghĩ, gây ra sai sót. Như vậy, nhìn chung tiếng ồn ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất công việc của con người.

Có một số cách để làm giảm tiếng ồn hiểu quả mà bạn có thể tham khảo thực hiện: Sử dụng vật liệu cách âm, bố trí lại không gian làm việc, trồng thêm cây xanh hoặc bản thân có thể sử dụng các loại tai nghe chống ồn.

Số tổng đài phản ánh tiếng ồn ở TPHCM là số nào? Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc là bao nhiêu?

Số tổng đài phản ánh tiếng ồn ở TPHCM là số nào? Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc là bao nhiêu?

Căn cứ theo Mục II QCVN 24:2016/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc, cụ thể:

1. Mức tiếp xúc cho phép với tiếng ồn của người lao động tại nơi làm việc không vượt quá các giá trị quy định tại bảng 1.

Bảng 1. Giới hạn cho phép mức áp suất âm theo thời gian tiếp xúc

Thời gian tiếp xúc với tiếng ồn

Giới hạn cho phép mức áp suất âm tương đương (LAeq) - dBA

8 giờ

85

4 giờ

88

2 giờ

91

1 giờ

94

30 phút

97

15 phút

100

7 phút

103

3 phút

106

2 phút

109

1 phút

112

30 giây

115

Trong mọi thời điểm khi làm việc, mức áp âm cực đại (Max) không vượt quá 115 dBA.

2. Giới hạn cho phép mức áp suất âm tại các vị trí lao động quy định tại bảng 2.

Bảng 2. Giới hạn cho phép mức áp suất âm tại các vị trí lao động ở các dải ốc ta

Vị trí lao động

Mức áp suất âm chung hoặc tương đương không quá (dBA)

Mức áp suất âm ở các dải ốc ta với tần số trung tâm (Hz) không vượt quá (dB)

63

125

250

500

1000

2000

4000

8000

1. Tại vị trí làm việc, lao động, sản xuất trực tiếp

85

99

92

86

83

80

78

76

74

2. Buồng theo dõi và điều khiển từ xa không có thông tin bằng điện thoại, các phòng thí nghiệm, thực nghiệm, các phòng thiết bị máy có nguồn ồn.

80

94

87

82

78

75

73

71

70

3. Buồng theo dõi và điều khiển từ xa có thông tin bằng điện thoại, phòng điều phối, phòng lắp máy chính xác, đánh máy chữ.

70

87

79

72

68

65

63

61

59

4. Các phòng chức năng, hành chính, kế toán, kế hoạch.

65

83

74

68

63

60

57

55

54

5. Các phòng lao động trí óc, nghiên cứu thiết kế, thống kê, lập chương trình máy tính, phòng thí nghiệm lý thuyết và xử lý số liệu thực nghiệm.

55

75

66

59

54

50

47

45

43

Trong mọi thời điểm khi làm việc, mức áp âm cực đại (Max) không vượt quá 115 dBA.

3. Trang bị bảo hộ cá nhân: Tại nơi làm việc, nếu chưa thực hiện được các giải pháp giảm mức áp suất âm xuống dưới 85 dBA thì phải thực hiện chế độ bảo vệ thính lực cho người lao động. Trang bị bảo vệ thính lực cho người lao động phải đạt yêu cầu ở bảng 3.

Bảng 3. Yêu cầu trang bị cá nhân bảo vệ thính lực

Mức áp âm (dBA)

Hiệu suất giảm ồn của trang bị bảo vệ thính lực (dBA)

<90

10-13

Từ 90 đến <95

14-17

Từ 95 đến <100

18-21

Từ 100 đến <105

22-25

Từ 105 đến <110

≥ 26

4. Trường hợp tiếp xúc với các mức áp suất âm khác nhau trong một ca làm việc: Tổng mức tiếp xúc với tiếng ồn không được vượt quá 1 và được tính theo công thức sau:

D = [C1/T1 + C2/T2 + ... + Cn/Tn] ≤ 1

Trong đó:

D là tổng mức tiếp xúc với tiếng ồn trong ngày làm việc.

C1, C,…. Cn là khoảng thời gian tiếp xúc thực tế thứ 1, 2,...n tương ứng với mức tiếng ồn thực tế đo được trong khoảng thời gian đó.

T1, T2 …. Tn là khoảng thời gian tiếp xúc cho phép tương ứng với mức tiếng ồn thực tế đo được trong khoảng thời gian C1, C2, ….Cn.

4 Nguyễn Đăng Huy

Từ khóa: phản ánh tiếng ồn Số tổng đài phản ánh tiếng ồn ở TPHCM tiếng ồn Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc người lao động

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...