Nghệ thuật biểu diễn dân ca trình độ cao đẳng là nghành nghề gì?

Nghệ thuật biểu diễn dân ca trình độ cao đẳng là nghành nghề gì? Kiến thức tối thiểu mà người học nghệ thuật biểu diễn dân ca trình dộ cao đẳng cần có là gì?

Đăng bài: 14:47 03/05/2025

Nghệ thuật biểu diễn dân ca trình độ cao đẳng là nghành nghề gì?

Theo như tiểu mục 1 Mục 2 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực nghệ thuật, báo chí và thông tin ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BLĐTBXH có quy định:

QUY ĐỊNH

KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN DÂN CA

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

1. Giới thiệu chung về ngành/nghề

Nghệ thuật biểu diễn dân ca là ngành, nghề liên quan đến hoạt động biểu diễn nghệ thuật nói chung và hoạt động biểu diễn các làn điệu dân ca thuộc các vùng miền của dân tộc Việt Nam. Các công việc chủ yếu của ngành Nghệ thuật biểu diễn dân ca bao gồm: Biểu diễn đơn ca, biểu diễn kịch hát dân tộc, tổ chức biểu diễn các chương trình nghệ thuật, tổ chức và quản lí các hoạt động văn hóa cơ sở, bảo tồn và phát huy nghệ thuật biểu diễn dân ca, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong khung trình độ quốc gia Việt Nam;

Sau khi tốt nghiệp, người học có cơ hội việc làm tại các nhà hát ca múa nhạc, nhà hát ca múa nhạc dân tộc, nhà hát sân khấu truyền thống, Trung tâm bảo tồn và phát huy di sản dân ca, đoàn nghệ thuật truyền thống; các trung tâm văn hoá, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng văn hóa nghệ thuật hoặc các đơn vị nghệ thuật, các đơn vị văn hóa thông tin cơ sở, các câu lạc bộ dân ca – dân nhạc …

Để biểu diễn được các làn điệu, tác phẩm dân ca - kịch hát, người học phải có sức khỏe tốt, có ngoại hình phù hợp, đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức và kỹ năng chuyên môn để sau khi tốt nghiệp ra trường đáp ứng với vị trí công việc. Ngoài ra, cần phải thường xuyên tập luyện, nghiên cứu, sáng tạo để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, giao tiếp bằng ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng; xây dựng ý thức công việc và sự say mê nghề nghiệp;

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 110 tín chỉ).

...

Nghệ thuật biểu diễn dân ca (trình độ cao đẳng) là ngành, nghề liên quan đến hoạt động biểu diễn nghệ thuật nói chung và hoạt động biểu diễn các làn điệu dân ca thuộc các vùng miền của dân tộc Việt Nam.

Các công việc chủ yếu của ngành Nghệ thuật biểu diễn dân ca bao gồm: Biểu diễn đơn ca, biểu diễn kịch hát dân tộc, tổ chức biểu diễn các chương trình nghệ thuật, tổ chức và quản lí các hoạt động văn hóa cơ sở, bảo tồn và phát huy nghệ thuật biểu diễn dân ca, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Nghệ thuật biểu diễn dân ca trình độ cao đẳng là nghành nghề gì?

Nghệ thuật biểu diễn dân ca trình độ cao đẳng là nghành nghề gì? (Hình từ Internet)

Kiến thức tối thiểu mà người học nghệ thuật biểu diễn dân ca trình độ cao đẳng cần có là gì?

Theo như tiểu mục 2 Mục 2 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực nghệ thuật, báo chí và thông tin ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BLĐTBXH, thì yêu cầu khối lượng kiến thức tối thiểu mà người học cần đạt được sau khi tốt nghiệp đối ngành nghề nghệ thuật biểu diễn dân ca trình độ cao đẳng cụ thể như sau:

- Xác định được vị trí, vai trò và đặc trưng của hoạt động nghệ thuật biểu diễn dân ca, những ảnh hưởng, tác động của nó đối với hoạt động biểu diễn nghệ thuật, đào tạo nghệ thuật, góp phần bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống, thúc đẩy kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ngày càng phát triển bền vững;

- Xác định được kiến thức cơ sở ngành âm nhạc nói chung, ngành ca múa nhạc kịch truyền thống và ngành âm nhạc cổ truyền, kiến thức về dân ca vùng miền, về dân nhạc, dân vũ;

- Mô tả được những kiến thức cơ bản về lý thuyết âm nhạc, hòa âm, hình thức - thể loại; kiến thức về sân khấu;

- Phân biệt được đặc trưng, bản sắc các thể loại dân ca Việt Nam, liệt kê và nêu đặc trưng được các loại hình dân ca và hiểu được các làn điệu, bài vở sân khấu kịch hát truyền thống;

- Phân tích được các quy trình hoạt động nghệ thuật cơ bản của đơn vị;

- Mô tả được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong các Nhà hát Ca múa nhạc chuyên nghiệp, Nhà hát nghệ thuật Truyền thống, Trung tâm bảo tồn và phát huy di sản dân ca, Đoàn nghệ thuật; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng Văn hóa nghệ thuật, các cơ quan đơn vị văn hóa cơ sở, ...;

- Phân loại được các trang thiết bị biểu diễn, đạo cụ phụ trợ chủ yếu của các bộ phận trong nhà hát ca múa kịch chuyên nghiệp, nhà hát nghệ thuật truyền thống, trung tâm bảo tồn và phát huy di sản dân ca; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng văn hóa nghệ thuật hoặc các đơn vị, văn hóa thông tin cơ sở;

- Trình bày được nguyên tắc đảm bảo an toàn, tiến độ thực hiện, chất lượng công việc, giải thích được lý do phải tuân thủ các quy định của đơn vị để đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả và có biện pháp phòng ngừa;

- Mô tả được quy trình lập kế hoạch các hoạt động biểu diễn, tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra và đánh giá kết quả công việc tại các bộ phận của đơn vị;

- Mô tả được các công việc cơ bản trong quản lý chuyên môn, nhân sự, quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị như: bài vở, đạo cụ, phục trang, quản lý tài chính... Đánh giá chất lượng hoạt động biểu diễn, nghiên cứu sưu tầm, truyền dạy, quảng bá, biên kịch, …;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

6 Nguyễn Thị Huỳnh Như

Từ khóa: nghệ thuật biểu diễn dân ca trình độ cao đẳng biểu diễn dân ca biểu diễn nghệ thuật nghệ thuật biểu diễn

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...