Tư duy khởi nghiệp không đồng, đừng đợi có tiền mới khởi nghiệp? Vốn không phải là yếu tố quan trọng để khởi nghiệp?
Đi xin việc hay khởi nghiệp. Tư duy khởi nghiệp không đồng, đừng đợi có tiền mới khởi nghiệp. Vốn không phải là yếu tố quan trọng để khởi nghiệp?
Tư duy khởi nghiệp không đồng, đừng đợi có tiền mới khởi nghiệp được hiểu như thế nào?
Vài năm gần đây, giới trẻ Việt Nam đang trở thành lực lượng nóng cốt trong việc khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Giới trẻ khởi nghiệp với những tín hiệu tích cực nhưng cũng đối mặt với không ít khó khăn.
Tư duy khởi nghiệp không đơn thuần là việc có trong đầu một ý tưởng kinh doanh, mà là một hệ thống suy nghĩ, hành động và cách tiếp cận. Có tư duy khởi nghiệp để giải quyết được vấn đề, nắm bắt những cơ hội và tạo ra giá trị bền vững.
Để người khởi nghiệp đứng vững trong một môi trường đầy biến động thì phải có tư duy khởi nghiệp, đây là nền tảng cốt lõi nhất của việc khởi nghiệp.
Khác với những bạn trẻ mang tính thụ động và an toàn, chọn làm công ăn lương, thì tư duy khởi nghiệp mang tính chủ động, sáng tạo, dám thử thách, luôn tìm kiếm giải pháp thay vì viện cớ.
Tư duy khởi nghiệp không đồng, đừng đợi có tiền mới khởi nghiệp là một câu nói mang tính tiếp cận khởi nghiệp với một tinh thần sáng tạo và chủ đồng. Việc khởi nghiệp không đồng là tận dụng tối đa mọi nguồn lực sẵn có mà không cần hoặc gần như không cần vốn ban đầu.
Câu nói "Tư duy khởi nghiệp không đồng, đừng đợi có tiền mới khởi nghiệp" đang nói lên tiền không phải rào cản lớn cho việc khới nghiệp. Đối với tư duy khởi nghiệp không đồng gồm những yếu tố sau:
- Xuất phát điểm không cần tiền, chỉ cần có ý tưởng và dám hành động.
- Sử dụng kỹ năng vốn có kết hợp với các công cụ miến phí.
- Mục tiêu ban đầu của tư duy khởi nghiệp không đồng là kiểm chứng thị trường lao động và tạo ra dòng tiền sớm.
Vài mô hình khởi nghiệp không đồng cực hiệu quả như dạy học online; quảng bá sản phẩm qua Facebook/Tiktok, không cần nhập hàng; viết content, thiết kế, chạy ads, dạy ngoại ngữ... bắt đầu từ chính kỹ năng có sẵn...
=> Đợi có tiền rồi mới bắt đầu, khác gì đợi biển lặng rồi mới học bơi.
Tư duy khởi nghiệp không đồng, đừng đợi có tiền mới khởi nghiệp? Vốn không phải là yếu tố quan trọng để khởi nghiệp? (Hình từ Internet)
Tư duy khởi nghiệp không đồng, đừng đợi có tiền mới khởi nghiệp? Vốn không phải là yếu tố quan trọng để khởi nghiệp?
Có rất nhiều startup có vốn vài triệu đô vẫn thất bại, vì sản phẩm của họ chưa phù hợp, chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. Do đó, khởi đầu nhỏ nhưng đúng nhu cầu thị trường còn hiệu quả hơn nhiều so với mấy mô hình khởi nghiệp hoành tráng.
Có vốn để khởi nghiệp nhưng không có tư duy khởi nghiệp, không biết tốt ưu, không kiểm chứng mô hình thì bằng vung tiền qua cửa sổ. Nhưng ngược, rất nhiều người khởi nghiệp bắt đầu từ 0 đồng thì họ dám đi lên từng bước nhỏ.
Với sự hỗ trợ của công nghệ như mảng xã hội, các công cụ miễn phí, một người khởi nghiệp có thể làm marketing mà không cần chi phí, bán sản phẩm mà không cần kho bãi...
Những thứ quan trọng hơn vốn trong tư duy khởi nghiệp không đồng:
- Tư suy khởi nghiệp giúp người khởi nghiệp vượt khó, ứng biến linh hoạt.
- Tư duy giải quyết vấn đề giúp người khởi nghiệp có thể tjap ra sản phẩm có giá trị thật.
- Hiểu khách hàng, biết khách hàng cần gì thì người khởi nghiệp sẽ bán được hàng sớm.
- Phải bắt tay vào làm, sai thì sửa, không sợ hãi.
Khi mô hình của người khởi nghiệp đã được kiểm chứng và muốn mở rộng thì vốn mới thực sự quan trọng. Và chắc chắn người khởi nghiệp phải biết rõ bản thân đang dùng tiền vào đâu để sinh lời hoặc tăng trưởng.
Vốn là một yếu tố cần, nhưng không phải là yếu tố kiên quyết. Tư duy khởi nghiệp, khả năng và tinh thần học hỏi mới là vốn để khởi nghiệp thành công.
Hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 14/2022/TT-BLĐTBXH quy định về hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quy định như sau:
- Tuyên truyền, giáo dục cho sinh viên nhận biết về vai trò, tầm quan trọng của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tự tạo việc làm; cập nhật xu hướng giáo dục toàn cầu; các chương trình giáo dục khởi nghiệp của địa phương, quốc gia và thế giới; các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp của nhà nước; các vườn ươm, không gian khởi nghiệp, các quỹ hỗ trợ khởi nghiệp ở trong nước và nước ngoài.
- Đào tạo, bồi dưỡng, trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho sinh viên; nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, nhà giáo làm công tác hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp.
- Xây dựng các chương trình phối hợp với các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư, các tổ chức cá nhân vào công tác hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp.
- Xây dựng chương trình ươm tạo doanh nghiệp, hỗ trợ sinh viên hình thành, hoàn thiện các dự án, ý tưởng khởi nghiệp; tư vấn, hỗ trợ và kết nối các dự án khởi nghiệp của sinh viên với các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư, các tổ chức cá nhân.
- Hỗ trợ, tạo điều kiện và tổ chức Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp Startup Kite.
- Các nội dung hỗ trợ khởi nghiệp khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Từ khóa: Tư duy khởi nghiệp Tư duy khởi nghiệp không đồng Người khởi nghiệp Hỗ trợ khởi nghiệp Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Nhà đầu tư Tổ chức cá nhân Khởi nghiệp không đồng Cơ sở giáo dục nghề nghiệp Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;