Người mắc bệnh giang mai có gặp trở ngại trong việc tìm kiếm việc làm không? Bí quyết giúp người mắc bệnh giang mai tìm kiếm việc làm thành công?

Người mắc bệnh giang mai có gặp trở ngại trong việc tìm kiếm việc làm không? Đâu là bí quyết giúp người mắc bệnh giang mai tìm kiếm việc làm thành công?

Đăng bài: 20:48 15/05/2025

Người mắc bệnh giang mai có gặp trở ngại trong việc tìm kiếm việc làm không?

Giang mai là một trong những bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Mặc dù đã có phương pháp điều trị hiệu quả, nhưng những kỳ thị và hiểu lầm xung quanh căn bệnh này vẫn còn tồn tại, gây ra không ít khó khăn cho người mắc bệnh trong cuộc sống, đặc biệt là trong lĩnh vực tìm kiếm việc làm. 

Hiện nay pháp luật ở nhiều quốc gia, bao gồm cả Việt Nam không cho phép phân biệt đối xử dựa trên tình trạng sức khỏe, nhưng trên thực tế, người mắc bệnh giang mai vẫn có thể đối mặt với những trở ngại đáng kể trong quá trình tìm kiếm việc làm cụ thể như vấn đề về sự kỳ thị thì đây là rào cản lớn nhất. Một số nhà tuyển dụng có thể lo sợ về khả năng lây nhiễm của bệnh, ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc hoặc hình ảnh công ty. 

Ngoài ra, nhiều công ty yêu cầu ứng viên phải trải qua vòng khám sức khỏe trước khi tuyển dụng. Kết quả xét nghiệm dương tính với giang mai có thể trở thành lý do để nhà tuyển dụng từ chối ứng viên, ngay cả khi bệnh đang trong giai đoạn không lây nhiễm hoặc đã được điều trị.

Đặc biệt là bản thân người bệnh cũng có thể cảm thấy tự tin, mặc cảm về tình trạng sức khỏe của mình dẫn đến sự thiếu tự tin trong quá trình phỏng vấn và tìm kiếm việc làm. Họ có thể lo sợ bị phát hiện, bị đánh giá tiêu cực và do đó, trở nên rụt rè, khép kín.

Đâu là bí quyết giúp người mắc bệnh giang mai tìm kiếm việc làm thành công? 

Mặc dù có những thách thức, người mắc bệnh giang mai hoàn toàn có thể tìm kiếm được một số công việc phù hợp và thành công trong sự nghiệp. Dưới đây là một số bí quyết hữu ích giúp cho người bệnh có thể tìm kiếm việc làm nhanh chóng.

(1) Chủ động điều trị và kiểm soát bệnh

Người mắc bệnh cần điều trị sớm theo đúng chỉ định của bác sĩ là yêu cầu cần thiết. Sau khi điều trị, người mắc bệnh giang mai nên tái khám định kỳ để đảm bảo bệnh không tái phát. Điều này không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe mà còn tạo sự yên tâm trong tâm lý khi đi xin việc.

(2) Tập trung vào năng lực và giá trị bản thân 

Trong hồ sơ xin việc hay buổi phỏng vấn, hãy làm nổi bật kỹ năng, kinh nghiệm và những giá trị bạn có thể mang đến cho công ty. Việc mắc bệnh giang mai không ảnh hưởng đến kiến thức hay năng lực làm việc nên đừng để điều đó làm bạn mất tự tin.

(3) Cân nhắc việc chia sẻ thông tin sức khỏe

Hiện không có quy định nào yêu cầu người xin việc phải khai báo về tình trạng bệnh giang mai, trừ khi đó là yêu cầu đặc biệt từ ngành nghề cụ thể. Vì vậy, bạn có quyền giữ kín thông tin sức khỏe cá nhân, nếu cảm thấy điều đó không ảnh hưởng đến công việc bạn đảm nhiệm. 

(4) Tìm kiếm môi trường làm việc văn minh, nhân văn

Người mắc bệnh có thể hướng‍ đến‍ những‍ doanh‍ nghiệp‍ có‍ chính‍ sách‍ tuyển‍ dụng‍ minh‍ bạch,‍ tôn‍ trọng‍ nhân‍ quyền,‍ đề‍ cao‍ sự‍ đa‍ dạng‍ và‍ không‍ phân‍ biệt‍ đối‍ xử.‍ Đồng thời bạn hãy tìm‍ hiểu‍ trước‍ về‍ văn‍ hóa‍ công‍ ty‍ qua‍ trang‍ web,‍ mạng‍ xã‍ hội,‍ hoặc‍ đánh‍ giá‍ từ‍ nhân‍ viên‍ cũ để cân nhắc lựa chọn môi trường làm việc phù hợp. 

(5) Xây dựng mạng lưới quan hệ

Người bệnh có thể tham gia các sự kiện, hội thảo liên quan đến ngành nghề để mở rộng mạng lưới quan hệ. Thông qua các mối quan hệ này, bạn có thể tìm được những cơ hội việc làm phù hợp và nhận được sự hỗ trợ cần thiết.

Người mắc bệnh giang mai có gặp trở ngại trong việc tìm kiếm việc làm không? Bí quyết giúp người mắc bệnh giang mai tìm kiếm việc làm thành công (Hình từ internet)

Những đối tượng nào bắt buộc phải khám sức khỏe trước khi được bố trí làm việc ?

Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 28/2016/TT-BYT quy định về đối tượng khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc, cụ thể như sau: 

Đối tượng và thời gian khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc

1. Đối tượng khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc là người lao động theo quy định tại Khoản 3 Điều 21 Luật an toàn, vệ sinh lao động.

2. Việc khám sức khỏe cho người lao động quy định tại Khoản 1 Điều này phải được thực hiện trước khi bố trí người lao động vào làm các công việc có yếu tố có hại.

Dẫn chiếu đến khoản 3 Điều 21 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau: 

Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động

1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.

2. Khi khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.

3. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.

4. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.

5. Người sử dụng lao động đưa người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.

6. Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ.

Như vậy có thể thấy người sử dụng lao động có nghĩa vụ tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động. Việc khám sức khỏe cho người lao động phải được thực hiện trước khi bố trí người lao động vào làm các công việc có yếu tố có hại. 

8 Nguyễn Thị Trâm

Từ khóa: Bệnh giang mai người mắc bệnh giang mai tìm kiếm việc làm người mắc bệnh giang mai mắc bệnh giang mai tìm kiếm việc làm khám sức khỏe khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc bệnh nghề nghiệp người lao động

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...