Tổng hợp những điều cần biết trước khi đi phỏng vấn xin việc

Điều cần biết trước khi đi phỏng vấn, người lao động có phải trả phí trong việc tuyển dụng lao động không?

Đăng bài: 12:20 15/04/2025

Tổng hợp những điều cần biết trước khi đi phỏng vấn xin việc

Sau đây là thông tin vê những điều cần biết trước khi đi phỏng vấn xin việc:

1. Tìm hiểu kỹ về công ty nơi mình ứng tuyển: Những lỗi phổ biến nhất của nhiều ứng viên là không tìm hiểu kỹ về công ty trước khi đi phỏng vấn. Việc này khiến nhà tuyển dụng cảm thấy bạn thiếu nghiêm túc hoặc không thật sự quan tâm đến vị trí ứng tuyển. Hãy dành ít thời gian để tìm hiểu các thông tin cơ bản như:

- Lĩnh vực: Công ty bạn ứng tuyển hoạt động trong lĩnh vực nào? Có các sản phẩm, dịch vụ chính là gì?

- Giá trị cốt lõi và sứ mệnh: Công ty đang hướng đến điều gì? Văn hóa doanh nghiệp có thật sự phù hợp với bạn không?

- Thông tin nổi bật: Công ty có đang mở rộng, tái cấu trúc hay đạt được thành tựu nào gần đây không?

- Cạnh tranh trong ngành: Hiểu đối thủ của công ty và vị thế của công ty trên thị trường sẽ giúp bạn đưa ra những câu trả lời mang tính chiến lược hơn.

Tất cả những thông tin này không chỉ giúp bạn tự tin hơn khi trả lời câu hỏi "Vì sao bạn muốn làm việc ở đây?", mà còn giúp bạn thể hiện sự quan tâm và tinh thần cầu tiến của mình.

2. Hiểu rõ về vị trí ứng tuyển: Trước khi đi phỏng vấn, bạn cần đọc kỹ mô tả công việc (Job Description) để hiểu rõ:

- Những nhiệm vụ chính của vị trí mà mình ứng tuyển.

- Kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm cần phải có.

- Mức độ phù hợp giữa kinh nghiệm và kiến thức bạn đang có có đủ với yêu cầu công việc.

- Mối liên hệ giữa vị trí này và các phòng ban khác trong công ty.

Việc nắm rõ những điều này sẽ giúp bạn dễ dàng trả lời các câu hỏi như “Bạn nghĩ bạn có thể đóng góp gì cho vị trí này?”, hoặc “Bạn đã từng làm công việc tương tự chưa?”.

3. Chuẩn bị kỹ các câu trả lời phỏng vấn: Không ai có thể đoán chính xác 100% những câu hỏi mà nhà tuyển dụng sẽ đặt ra, nhưng có một số câu hỏi thường gặp mà bạn nên chuẩn bị trước để tránh tình trạng không biết trả lời như thế nào.

Các câu hỏi phổ biến như:

- Giới thiệu bản thân.

- Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?

- Vì sao bạn muốn làm việc tại công ty chúng tôi?

- Bạn đã từng đối mặt với những khó khăn nào trong công việc? Và bạn đã giải quyết như thế nào?

- Bạn thấy mình ở đâu trong 3–5 năm tới?

- Lý do bạn nghỉ việc ở công ty cũ?

4. Chuẩn bị hồ sơ một cách chuyên nghiệp: Dù đã nộp CV và hồ sơ online, bạn vẫn nên in sẵn một vài bản CV, thư xin việc (nếu có), bằng cấp, các chứng chỉ liên quan để mang theo. Việc này thể hiện sự chuyên nghiệp và chu đáo của bạn. Ngoài ra, nếu bạn làm trong lĩnh vực như thiết kế, marketing, truyền thông... đừng quên mang theo portfolio để minh họa cho kỹ năng và những dự án bạn đã thực hiện.

5. Trang phục và tác phong: Ngoại hình không phải là tất cả, nhưng ấn tượng ban đầu là rất quan trọng. Việc ăn mặc phù hợp sẽ giúp bạn ghi điểm ngay từ cái nhìn đầu tiên.

- Đối với môi trường chuyên nghiệp (như tài chính, ngân hàng): nên chọn trang phục công sở truyền thống, màu sắc trung tính.

- Đối với môi trường sáng tạo (như agency, startup): có thể mặc business casual, gọn gàng, lịch sự nhưng vẫn thể hiện cá tính.

Lưu ý: Luôn giữ thái độ lịch sự, thân thiện, và tự tin. Giao tiếp bằng mắt, bắt tay chắc chắn, và nói chuyện rõ ràng là những yếu tố quan trọng.

Kiểm tra thông tin thời gian, địa điểm

Bạn nên cẩn thận xác nhận lại:

Thời gian, ngày, địa điểm phỏng vấn.

Người liên hệ hoặc người phỏng vấn là ai?

Hình thức phỏng vấn: Trực tiếp, qua Zoom, Google Meet hay điện thoại?

Nếu là đi phỏng vấn trực tiếp, hãy sớm trước 10–15 phút để tránh các rủi ro như kẹt xe, tìm nhầm địa chỉ. Nếu là phỏng vấn online, hãy test thử kết nối mạng, webcam và micro ít nhất 30 phút trước buổi phỏng vấn.

6. Chuẩn bị câu hỏi cho nhà tuyển dụng: Một buổi phỏng vấn tốt không chỉ là nơi bạn trả lời các câu hỏi, mà còn là dịp để bạn tìm hiểu kỹ hơn về công ty và vị trí công việc. Vì thế, hãy chuẩn bị một vài câu hỏi để đặt lại cho nhà tuyển dụng, ví dụ:

- Văn hóa làm việc tại công ty như thế nào?

- Lộ trình phát triển nghề nghiệp tại vị trí này ra sao?

- Tiêu chí đánh giá hiệu suất làm việc là gì?

- Công ty có các chính sách đào tạo, hỗ trợ nhân viên phát triển kỹ năng không?

7. Giữ tinh thần thoải mái và tự tin: Cuối cùng, điều quan trọng là bạn cần giữ cho mình một tinh thần lạc quan, bình tĩnh và tự tin. Lo lắng là điều bình thường, nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát nó bằng cách:

Ngủ đủ giấc trước buổi phỏng vấn.

Tập thở sâu, đi lại nhẹ nhàng trước khi vào phòng.

Tự nhủ rằng: phỏng vấn là cuộc đối thoại hai chiều, không phải "kiểm tra", mà là "trao đổi để tìm sự phù hợp trong công việc".

Việc chuẩn bị kỹ càng trước khi đi phỏng vấn xin việc là yếu tố then chốt giúp bạn thành công trong hành trình tìm việc. Đừng xem nhẹ bất kỳ bước nào, từ tìm hiểu công ty, nắm rõ vị trí ứng tuyển, chuẩn bị các câu trả lời, cho đến việc chọn trang phục và tác phong phù hợp. Một ứng viên chỉn chu và tự tin luôn có cơ hội cao hơn rất nhiều trong mắt nhà tuyển dụng.

Nếu đầu tư nghiêm túc cho sự chuẩn bị, buổi phỏng vấn sẽ không còn là áp lực mà trở thành một cơ hội thật sự để bạn thể hiện bản thân, tìm kiếm công việc phù hợp và bắt đầu một hành trình mới trong sự nghiệp của mình.

Điều cần biết trước khi đi phỏng vấn

Tổng hợp những điều cần biết trước khi đi phỏng vấn xin việc (Hình từ Internet)

Người lao động có phải trả phí trong việc tuyển dụng lao động không? Thu tiền của người lao động tham gia tuyển dụng trong tuyển dụng lao động thì bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 11 Bộ luật Lao động 2019 quy định thì người lao động không phải trả chi phí cho việc tuyển dụng lao động.

Căn cứ Điều 8 Nghị định 12/2022/NĐ-CP hành vi thu tiền của người lao động tham gia tuyển dụng thì bị xử phạt như sau:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi thu tiền của người lao động tham gia tuyển dụng lao động và bBuộc người sử dụng lao động trả lại cho người lao động khoản tiền đã thu đối với hành vi vi phạm.

Lưu ý, mức phạt này áp dụng đối với người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm, nếu là tổ chức mức phạt sẽ gấp đôi theo Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

12 Nguyễn Thị Huỳnh Như

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...