Những lỗi thường gặp khi đi phỏng vấn lần đầu?
Liệt kê một số lỗi thường gặp của các ứng viên khi đi phỏng vấn lần đầu để tránh mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng?
Những lỗi thường gặp khi đi phỏng vấn lần đầu?
Thường lần đầu đi phỏng vấn xin việc sẽ luôn là một trải nghiệm vừa hồi hộp vừa đáng nhớ đối với mọi người. Những sinh viên mới ra trường hay người chưa từng đi làm ở công ty nào cũng có thể mắc phải những sai lầm nhỏ nhặt và ảnh hưởng không ít đến kết quả của buổi phỏng vấn. Dưới đây là những lỗi phổ biến mà nhiều bạn trẻ thường gặp phải khi đi phỏng vấn lần đầu.
(1) Không tìm hiểu trước về công ty
Nhiều bạn thường chỉ đọc sơ qua tên công ty và vị trí mà mình ứng tuyển, không hề tìm hiểu kỹ về sản phẩm, dịch vụ và văn hóa công ty mình xin việc. Điều này khiến bạn khi trả lời những câu hỏi có liên quan đến công ty sẽ bị lúng túng. Một câu trả lời không rõ ràng sẽ dễ khiến nhà tuyển dụng nghĩ bạn không thực sự nghiêm túc với công ty của họ.
Lưu ý: Trước buổi phỏng vấn, bạn hãy dành ít nhất 15 đến 30 phút để tìm hiểu website, fanpage, và tin tức liên quan đến công ty mà mình ứng tuyển. Sau đó, ghi chú lại những điều bạn cảm thấy ấn tượng.
(2) Ăn mặc không phù hợp
Bạn nên lựa chọn trang phục phù hợp, lịch sự, nhẹ nhàng. Không nhất thiết phải mặc đồ sang trọng nhưng nên mặc đồ kín đáo, gọn gàng. Bạn nên tránh lựa chọn những tráng phục có màu lòe loẹt.
Lưu ý: Nên chọn phương án an toàn chẳng hạn như áo sơ mi, quần tây/jeans tối màu (đối với nam) hoặc áo blouse, chân váy dài/jeans (đối với nữ).
(3) Đến trễ giờ phỏng vấn
Trong buổi phỏng vấn nếu bạn đến muộn thì sẽ thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp, khiến bạn lúng túng và mất bình tĩnh khi bắt đầu buổi phỏng vấn. Việc này, để lại ấn tượng xấu ban đầu có thể khiến bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Lưu ý: Hãy đến sớm hơn lịch hẹn 10 đến15 phút để chuẩn bị tâm lý cũng như kiến thức cho buổi phỏng vấn. Nếu có lý do bất khả kháng, nên gọi điện thông báo trước cho nhà tuyển dụng biết.
(4) Trả lời quá ngắn hoặc quá dài dòng
Một số bạn khi phỏng vấn bị hồi hộp thường chỉ trả lời có hoặc không. Hoặc nhiều bạn nói lan man, không đi thẳng vào trọng tâm của vấn đề. Cả hai trường hợp trên đều khiến nhà tuyển dụng không thể đánh giá chính xác khả năng và thái độ của bạn trong công việc.
Lưu ý: Hãy luyện tập trả lời trước những câu hỏi thường gặp để khi phỏng vấn bạn có thể nói mạch lạc và đúng trọng tâm hơn.
(5) Không đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng
Ngoại trừ trả lời những câu hỏi của nhà tuyển dụng ra thì thực tế buổi phỏng vấn là cơ hội để hai bên có thể tìm hiểu nhau. Nếu bạn không hỏi thêm gì, nhà tuyển dụng sẽ nghĩ bạn không thật sự quan tâm đến công việc này.
Lưu ý: Chuẩn bị trước một vài câu hỏi đơn giản nhưsẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Có thể thấy, đi phỏng vấn lần đầu thì ai cũng có thể mắc những lỗi cơ bản ở trên. Quan trọng hơn hết là bạn biết rút kinh nghiệm và chuẩn bị tốt hơn cho những lần phỏng vấn sau đó. Mỗi buổi phỏng vấn giống như một cơ hội để bạn học hỏi và bạn giúp bạn tự tin, chuyên nghiệp hơn trên con đường sự nghiệp sau này.
Những lỗi thường gặp khi đi phỏng vấn lần đầu? (Hình từ Internet)
Nhà nước quy định như thế nào về quyền của người lao động?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền của người lao động như sau:
- Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
- Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
- Đình công;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];