Người mới đi làm: Những sai lầm dễ mắc phải và cách khắc phục ra sao?
Những người mới đi làm: Những lỗi sai mà ai cũng dễ mắc phải và cách để khắc phục
Người mới đi làm: Những sai lầm dễ mắc phải và cách khắc phục
Khi mới bước chân vào môi trường công sở thì người mới đi làm vẫn chưa thực sự hiểu rõ văn hóa làm việc chuyên nghiệp thì nhiều người vẫn đang mắc lỗi sai tuy không lớn nhưng để lại ấn tượng không tốt
Dưới đây chính là những lỗi phổ biến và cách khắc phục tình huống giúp cho người mới đi làm nhanh chóng thích nghi và hòa vào môi trường lao động để có hướng đi phát triển ngay từ đầu sau cho hiệu quả
1. Thiếu tính chủ động trong khi làm việc
Một trong các sai lầm lớn nhất và phổ biến nhất chính là thái độ khi làm việc vô cùng bị động, nếu chỉ chú đầu vào những việc được giao và không có tinh thần học hỏi, cầu tiến sẽ khiến bạn dễ bị đánh giá là không năng động, kém linh hoạt và thậm chí là không phù hợp với môi trường làm việc chuyên nghiệp
Giải pháp: Hãy luôn chủ động đề xuất ý tưởng, luôn quan tâm và hỏi han đến những điều chưa rõ nhằm thể hiện rằng bản thân là một người muốn được học hỏi nhiều hơn và luôn trên tinh thần sẵn sàng hỗ trợ ngoài phạm vi công việc chính.
2. Quản lý thời gian
Đối với những người mới vào làm thường sẽ không thể thích nghi ngay được các vấn đề vì phải xử lý quá nhiều công việc nên sẽ dễ bị chậm tiến độ hoặc thậm chí là bỏ sót nhiệm vụ nào đó. Chính điều này sẽ dẫn đến việc làm ảnh hưởng đến công việc và còn có thể làm giảm uy tín của cá nhân bạn
Giải pháp: Phải xây dựng một thói quen đó là lên kế hoạch mỗi ngày và chia nhỏ các công việc cũng như sắp xếp được các thứ tự ưu tiên của mỗi vấn đề.
3. Ngại giao tiếp, ít kết nối với đồng nghiệp
Bởi vì là người mới nên chúng ta thường sẽ khá rụt rè và thậm chí còn có người ngại giao tiếp với đồng nghiệp nên đã đẩy bản thân vào thế không thể hòa nhập với tập thể.
Và điều này đã khiến bản thân cảm thấy bị lạc lõng, thiếu những thông tin cần thiết từ mọi người và không được nhận những sự hỗ trợ khi bạn gặp vấn đề
Giải pháp: Nên bắt đầu ngày mới bằng những lời chào thân thiện, luôn trong tâm thế chủ động hỏi han và tích cực tham gia các hoạt động tập thể nếu có.
Có thể không cần phải quá nổi bật nhưng bạn vẫn có thể làm việc cởi mở và luôn tích cực thì sẽ tạo dựng được các mối quan hệ có ích trong công việc
4. Không tiếp nhận những phản hồi tích cực
Những lời phản hồi của người cũ dù cho có mang tính xây dựng hay không có mục đích gì khác nhưng vẫn có thể làm cho người mới luôn cảm thấy tổn thương hoặc hơn nữa là tự ái. Thế nên hiện nay, có một số người đã lảng tránh rất nhiều khi được góp ý hoặc thậm chí là phản ứng thái quá thay vì tự nhìn lại rồi học hỏi từ đó.
Giải pháp: Bạn có thể xem đây là một cơ hội để hoàn thiện bản thân, đồng thời phải luôn chú tâm ghi nhận lại những lời góp ý và luôn chủ động trao đổi để có thể hiểu rõ hơn về cách hoàn thiện nó.
Nếu có thái độ luôn cầu tiến, học hỏi và sẵn sàng lắng nghe những đóng góp tích cực bạn sẽ mau chóng tiến bộ và nhận được những đánh giá cao trong công việc
5. Những kỳ vọng không thực tế về công việc và mức thu nhập
Hiện nay, có rất nhiều người mới đi làm luôn mang ý nghĩ kỳ vọng quá nhiều vào các mức lương, vị trí làm việc cũng như tốc độ thăng tiến. Thế nhưng sự thật không như những gì họ mông đợi nên có thể gây ra tình trạng bị mất động lực hoặc thậm chí là nghỉ việc sớm
Giải pháp: Người mới nên hiểu rằng giai đoạn đầu sự nghiệp là là khoản thời gian dành cho việc học hỏi, trau dồi kinh nghiệm và dùng đó làm nền tảng cho sau này.
Vì vậy, hãy đặt mục tiêu dài hạn, luôn giữ sự kiên nhẫn với các quá trình phát triển của bản thân vì khi bạn làm tốt các vai trò hiện tại thì cơ hội cũng sẽ dần mở ra để chào đón bạn
Tóm lại, việc nhân viên mới mắc sai làm khi mới đi làm là một điều vô cùng khó khăn và sẽ không tránh khỏi, những việc của bạn là nhận ra sớm hơn và chủ động tự thay đổi nó.
Người mới đi làm: Những sai lầm dễ mắc phải và cách khắc phục (Hình từ Internet)
Người lao động phải thực hiện nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các nghĩa vụ của người lao động như sau:
- Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác
- Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân thể tập thể và thỏa thuận hợp tác khác
- Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];