07 tỉnh định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Quyết định 891 là tỉnh nào?

07 tỉnh định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Quyết định 891 là tỉnh nào? Tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc Trung ương.

Đăng bài: 08:34 05/04/2025

07 tỉnh định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Quyết định 891 là tỉnh nào?

Theo STT II Bảng 1. Danh mục các đô thị trực thuộc Trung ương hoặc tỉnh định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương tại Phụ lục I Quy hoạch hệ thống đô thị đến năm 2030 “Danh mục các đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III” kèm theo Quyết định 891/QĐ-TTg ngày 22 tháng 8 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ, thì các tỉnh định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương gồm có:

1.  Thừa Thiên Huế (đã lên thành phố trực thuộc Trung ương từ 01/01/2025, với tên gọi TP. Huế theo Nghị quyết 175/2024/QH15 ngày 30/11/2024)

2. Khánh Hòa: Đến năm 2030, tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

3. Bắc Ninh: Đến năm 2030, tỉnh Bắc Ninh đạt các tiêu chí đô thị Loại I và trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

4. Bà Rịa - Vũng Tàu: Đến năm 2030, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phấn đấu cơ bản đạt tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc Trung ương

5. Quảng Ninh: Đến năm 2030, tỉnh Quảng Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

6. Ninh Bình: Đến năm 2030, cơ bản đạt tiêu chí thành phố trực thuộc Trung ương

7. Hải Dương: Đến năm 2030, đạt một số tiêu chí cơ bản của thành phố trực thuộc Trung ương. Đến năm 2050 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

8. Bình Dương: Đến năm 2030, Bình Dương sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Ghi chú:

Đối với thành phố trực thuộc Trung ương, phương án quy hoạch hệ thống đô thị thực hiện theo quy hoạch thành phố trực thuộc Trung ương và quy hoạch chung thành phố trực thuộc Trung ương được phê duyệt.

Theo Quyết định 891/QĐ-TTg thì có 08 tỉnh định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, tuy nhiên đến nay đã có 01 tỉnh chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là Thừa Thiên Huế (TP. Huế).

Như vậy, có thể nói, theo Quyết định 891/QĐ-TTg còn 07 tỉnh định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Khánh Hòa, Bắc Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hải Dương, Bình Dương.

Tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc Trung ương

Tiêu chuẩn thành phố trực thuộc Trung ương được quy định tại Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 và Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 bao gồm:

(1) Quy mô dân số thành phố trực thuộc Trung ương

Thành phố trực thuộc Trung ương có dân số từ 1.000.000 người trở lên.

(2) Diện tích tự nhiên thành phố trực thuộc Trung ương

Thành phố trực thuộc Trung ương có diện tích tự nhiên từ 1.500 km2 trở lên.

(3) Đơn vị hành chính trực thuộc của thành phố trực thuộc Trung ương

Thành phố trực thuộc Trung ương có số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc có từ 09 đơn vị trở lên.

Tỷ lệ số quận, thị xã, thành phố trực thuộc trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện từ 60% trở lên, trong đó có ít nhất là 02 quận.

(4) Đã được công nhận là đô thị loại đặc biệt hoặc loại I; hoặc khu vực dự kiến thành lập thành phố trực thuộc trung ương đã được phân loại đạt tiêu chí của đô thị loại đặc biệt hoặc loại I.

(5) Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt: Cụ thể:

- Cân đối thu chi ngân sách: Đủ;

- Thu nhập bình quân đầu người/tháng so với trung bình cả nước (lần): 1,75 lần;

- Mức tăng trưởng kinh tế trung bình 03 năm gần nhất (%): Đạt bình quân của cả nước;

- Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều trung bình 03 năm gần nhất (%): Đạt bình quân của cả nước;

- Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế: 90%;

- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp nội thành, nội thị, thị trấn, quận và phường: 90%.

Lưu ý: Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 có tiêu chí đặc thù đối với thành phố trực thuộc trung ương.

Cụ thể, Thành phố trực thuộc trung ương có 02 yếu tố đặc thù sau đây thì mức tối thiểu của tiêu chuẩn quy mô dân số, tiêu chuẩn tỷ lệ số quận, thị xã, thành phố trực thuộc trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện bằng 50% mức quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 3 Điều 4 của Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13; các tiêu chuẩn khác thực hiện theo quy định tại Mục 2 (Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính đô thị):

- Có di sản văn hóa vật thể được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) công nhận;

- Được xác định là trung tâm du lịch quốc tế trong quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

07 tỉnh định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Quyết định 891 là tỉnh nào?

07 tỉnh định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Quyết định 891 là tỉnh nào? (Hình từ Internet)

Kỹ năng tìm việc ở những thành phố trực thuộc Trung ương hiện nay bạn cần biết

Dưới đây là những kỹ năng tìm việc quan trọng mà bạn cần biết khi muốn làm việc tại các thành phố trực thuộc trung ương như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng hay Cần Thơ – nơi thị trường lao động cạnh tranh và yêu cầu cao hơn so với nhiều địa phương khác:

1. Xây dựng hồ sơ xin việc chuyên nghiệp

CV phải ngắn gọn, rõ ràng, tập trung vào kết quả và kỹ năng.

Thư xin việc nên cá nhân hóa cho từng vị trí, thể hiện bạn hiểu rõ doanh nghiệp và công việc.

Sử dụng LinkedIn hoặc các nền tảng nghề nghiệp để xây dựng thương hiệu cá nhân.

2. Kỹ năng sử dụng nền tảng tuyển dụng

Biết khai thác hiệu quả các nền tảng như: VietnamWorks, TopCV, CareerBuilder, LinkedIn, ViecLam24h,...

Tận dụng các group Facebook chất lượng theo ngành nghề, khu vực.

3. Kỹ năng networking (kết nối nghề nghiệp)

Tham gia sự kiện nghề nghiệp, hội thảo chuyên ngành, hoặc gặp gỡ các cộng đồng chuyên môn.

Duy trì mối quan hệ với đồng nghiệp cũ, giảng viên, bạn học – họ có thể là người giới thiệu cơ hội cho bạn.

4. Kỹ năng phỏng vấn

Hiểu rõ mô hình STAR (Situation – Task – Action – Result) để trả lời phỏng vấn ấn tượng.

Chuẩn bị câu hỏi ngược lại nhà tuyển dụng, thể hiện tư duy và sự quan tâm thực sự đến công việc.

5. Kỹ năng cập nhật xu hướng thị trường

Theo dõi các xu hướng ngành nghề đang phát triển ở từng thành phố (ví dụ: CNTT, logistics ở TP.HCM; tài chính – ngân hàng ở Hà Nội…).

Biết mình đang ở đâu và ngành mình chọn có “đất sống” ở thành phố đó không.

6. Kỹ năng học hỏi và nâng cấp bản thân

Thường xuyên tham gia các khóa học online (Coursera, Udemy, FUNiX,...) để cập nhật kỹ năng.

Sẵn sàng học công nghệ mới, công cụ mới (AI, phân tích dữ liệu, kỹ năng viết báo cáo,...) – đặc biệt cần thiết ở các đô thị lớn.

7. Kỹ năng đàm phán mức lương và quyền lợi

Nắm rõ mặt bằng lương ngành nghề tại thành phố bạn chọn.

Biết cách thương lượng về lương, thời gian làm việc, bảo hiểm, ngày nghỉ… để bảo vệ quyền lợi.

8. Kỹ năng thích nghi với môi trường làm việc chuyên nghiệp

Ở các thành phố lớn, doanh nghiệp thường đề cao tác phong chuyên nghiệp, tinh thần trách nhiệm, kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng giao tiếp.

7 Nguyễn Đăng Huy

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

Trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

Địa điểm Kinh Doanh: Số 19 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM;

Email: info@NhanSu.vn

Điện thoại: (028) 3930 2288 - Zalo: 0932170886

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...