Chi tiết mức lương trung bình Chuyên viên IT Security năm 2025?
Mức lương trung bình Chuyên viên IT Security hiện nay như thế nào? Có những nguyên tắc bảo đảm an toàn thông tin nào?
Chi tiết mức lương trung bình Chuyên viên IT Security năm 2025?
[1] Chuyên viên IT Security làm những công việc gì?
- Tư vấn, đánh giá đưa ra các yêu cầu an ninh thông tin cho các hệ thống ứng dụng bao gồm security architecture review, threat modeling, source code reivew, static/dynamic testing.
- Cập nhật, phân tích các điểm yếu/lỗ hổng an ninh thông tin mới, đánh giá ảnh hưởng đối với hệ thống tổ chức; đưa ra biện pháp bảo vệ và theo dõi việc thực hiện apply các bản vá cho tất các thành phần trong hệ thống: OS, Application, Database.
- Phát hiện, điều tra và ngăn chặn các cuộc tấn công.
- Cài đặt tường lửa, triển khai hệ thống phát hiện vi phạm và làm việc với các chuyên gia khác để giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo mật
[2] Chuyên viên IT Security đáp ứng yêu cầu nào về mặt kỹ năng?
Ngoài các kỹ năng như (kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, làm việc độc lập, tiếng anh cơ bản,...) thì một chuyên viên IT Security phải trang bị kỹ các kiến thức chuyên môn chuyên sâu cơ bản sau:
- Hiểu và nắm bắt về luật an toàn thông tin
- Vận dụng tốt ngôn ngữ lập trình (như PHP, Java, C#..)
- Có kiến thức nền tảng về máy tính (phần cứng, phần mềm) và hệ thống mạng
- Phân tích lỗ hổng, virus, mã độc, phân tích đánh giá hệ thống
- Có kỹ năng điều tra tội phạm mạng, tội phạm an toàn thông tin
- Hiểu và vận hành quy trình phát triển phần mềm
- Kiểm thử và đánh giá an ninh thông tin cho hệ thống (server, mạng lan, nội bộ, website…)
- Có chuyên môn về mã hóa thông tin, an toàn cơ sở dữ liệu
- Có kỹ năng xử lý sự cố xâm nhập hệ thống như Dos, mã độc tống tiền, phishing…
...
[3] Mức lương trung bình Chuyên viên IT Security năm 2025 như thế nào?
Theo thống kê của NhanSu.vn, thì:
- Mức lương trung bình cao nhất của vị trí Chuyên viên IT Security 24,3 triệu đồng/tháng.
- Mức lương trung bình thấp nhất là 16,1 triệu đồng/tháng,
- Mức lương trung bình chung là 19,7 triệu đồng/tháng.
Hiện nay, so với các ngành nghề khác trên thị trường, thì mức lương Chuyên viên IT Security ở mức ổn định, không quá thấp.
Lưu ý:
- Mức lương trung bình Chuyên viên IT Security trên chưa bao gồm các khoản thưởng hoàn thành dự án, vượt KPI,...
- Mức lương trên còn có thể cao hơn gấp nhiều lần, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, như: quy mô, tính chất, tài chính của công ty, kinh nghiệm, sự nhạy bén và mức độ hoàn thành công việc, dụ án và kinh nghiệm của chính bản thân Chuyên viên IT Security.
Ngoài thông tin Chi tiết mức lương trung bình Chuyên viên IT Security năm 2025? thì còn có thể xem thêm các thông tin khác dưới đây:
Xem thêm: [Cập nhật] Mức lương Thông dịch viên Tiếng Hàn 2025 đã thật sự chạm mốc 40 triệu/tháng?
Xem thêm: Nhân viên Nhân sự Tổng hợp là gì? Mức lương Nhân viên Nhân sự Tổng hợp hiện nay ra sao?
Chi tiết mức lương trung bình Chuyên viên IT Security năm 2025? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc bảo đảm an toàn thông tin được thực hiện như thế nào?
Tại Điều 41 Nghị định 64/2007/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc bảo đảm an toàn thông tin
1. Việc bảo đảm thông tin là yêu cầu bắt buộc trong quá trình thiết kế, xây dựng, vận hành, nâng cấp và hủy bỏ các hạ tầng kỹ thuật của cơ quan nhà nước.
2. Thông tin số thuộc quy định danh mục bí mật nhà nước của các cơ quan nhà nước phải được phân loại, lưu trữ, bảo vệ trên cơ sở quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
3. Cơ quan nhà nước phải xây dựng nội quy bảo đảm an toàn thông tin; có cán bộ phụ trách quản lý an toàn thông; áp dụng, hướng dẫn và kiểm tra định kỳ việc thực hiện các biện pháp bảo đảm cho hệ thống thông tin trên mạng đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thông tin.
4. Áp dụng quy trình bảo đảm an toàn dữ liệu bao gồm:
a) Lưu trữ dự phòng;
b) Sử dụng mật mã để bảo đảm an toàn và bảo mật dữ liệu trong lưu trữ và giao dịch theo quy định của Nhà nước về mật mã;
c) Quản lý chặt chẽ việc di chuyển các trang thiết bị công nghệ thông tin lưu trữ các thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước;
d) Giám sát các khâu tạo lập, xử lý và hủy bỏ dữ liệu;
đ) Các quy trình bảo đảm an toàn dữ liệu khác.
5. Áp dụng quy trình quản lý an toàn hạ tầng kỹ thuật bao gồm:
a) Các giải pháp bảo vệ nhằm ngăn chặn và phát hiện sớm việc truy cập trái phép vào mạng máy tính hay thiết bị lưu trữ dữ liệu;
b) Áp dụng các công nghệ xác thực, cơ chế quản lý quyền truy cập và cơ chế ghi biên bản hoạt động của hệ thống để quản lý và kiểm tra việc truy cập mạng;
c) Kiểm soát chặt chẽ việc cài đặt các phần mềm mới lên máy chủ và máy trạm;
d) Theo dõi thường xuyên tình trạng lây nhiễm và thực hiện loại bỏ phần mềm độc hại khỏi hệ thống;
đ) Các quy trình quản lý an toàn hạ tầng kỹ thuật khác.
6. Điều kiện bảo đảm thực hiện an toàn thông tin:
a) Cán bộ, công chức, viên chức phải nắm vững các quy định của pháp luật và nội quy của cơ quan về an toàn thông tin;
b) Cán bộ kỹ thuật về an toàn thông tin phải được tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện, thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ phù hợp với nhiệm vụ được giao và được tạo điều kiện làm việc phù hợp;
c) Cơ quan nhà nước ưu tiên sử dụng lực lượng kỹ thuật về an toàn thông tin của mình; khi cần thiết có thể sử dụng dịch vụ của các tổ chức bảo đảm an toàn thông tin đủ năng lực được Nhà nước công nhận;
d) Hạ tầng kỹ thuật phải được định kỳ kiểm tra, đánh giá hoặc kiểm định về mặt an toàn thông tin phù hợp các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định.
Theo đó, các nguyên tắc thực hiện bảo đảm an toàn thông tin trên môi trường mạng bao gồm:
[1] Việc bảo đảm thông tin là yêu cầu bắt buộc trong quá trình thiết kế, xây dựng, vận hành, nâng cấp và hủy bỏ các hạ tầng kỹ thuật của cơ quan nhà nước.
[2] Thông tin số thuộc quy định danh mục bí mật nhà nước của các cơ quan nhà nước phải được phân loại, lưu trữ, bảo vệ trên cơ sở quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
[3] Cơ quan nhà nước phải xây dựng nội quy bảo đảm an toàn thông tin; có cán bộ phụ trách quản lý an toàn thông tin; áp dụng, hướng dẫn và kiểm tra định kỳ việc thực hiện các biện pháp bảo đảm cho hệ thống thông tin trên mạng đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thông tin.
[4] Áp dụng quy trình bảo đảm an toàn dữ liệu bao gồm:
- Lưu trữ dự phòng;
- Sử dụng mật mã để bảo đảm an toàn và bảo mật dữ liệu trong lưu trữ và giao dịch theo quy định của Nhà nước về mật mã;
- Quản lý chặt chẽ việc di chuyển các trang thiết bị công nghệ thông tin lưu trữ các thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước;
- Giám sát các khâu tạo lập, xử lý và hủy bỏ dữ liệu;
- Các quy trình bảo đảm an toàn dữ liệu khác.
[5] Áp dụng quy trình quản lý an toàn hạ tầng kỹ thuật bao gồm:
- Các giải pháp bảo vệ nhằm ngăn chặn và phát hiện sớm việc truy cập trái phép vào mạng máy tính hay thiết bị lưu trữ dữ liệu;
- Áp dụng các công nghệ xác thực, cơ chế quản lý quyền truy cập và cơ chế ghi biên bản hoạt động của hệ thống để quản lý và kiểm tra việc truy cập mạng;
- Kiểm soát chặt chẽ việc cài đặt các phần mềm mới lên máy chủ và máy trạm;
- Theo dõi thường xuyên tình trạng lây nhiễm và thực hiện loại bỏ phần mềm độc hại khỏi hệ thống;
- Các quy trình quản lý an toàn hạ tầng kỹ thuật khác.
[6] Điều kiện bảo đảm thực hiện an toàn thông tin:
- Cán bộ, công chức, viên chức phải nắm vững các quy định của pháp luật và nội quy của cơ quan về an toàn thông tin;
- Cán bộ kỹ thuật về an toàn thông tin phải được tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện, thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ phù hợp với nhiệm vụ được giao và được tạo điều kiện làm việc phù hợp;
- Cơ quan nhà nước ưu tiên sử dụng lực lượng kỹ thuật về an toàn thông tin của mình; khi cần thiết có thể sử dụng dịch vụ của các tổ chức bảo đảm an toàn thông tin đủ năng lực được Nhà nước công nhận;
- Hạ tầng kỹ thuật phải được định kỳ kiểm tra, đánh giá hoặc kiểm định về mặt an toàn thông tin phù hợp các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định.
Từ khóa: mức lương trung bình Chuyên viên IT Security Mức lương trung bình Chuyên viên IT Security IT Security Chuyên viên IT an ninh thông tin Nguyên tắc bảo đảm an toàn thông tin Hạ tầng kỹ thuật danh mục bí mật nhà nước an toàn dữ liệu
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;
Bài viết mới nhất
Bài viết xem nhiều nhất
