5s là gì? Giải nghĩa quy trình 5s từ A - Z? Xây dựng quy trình 5S trong doanh nghiệp cho đối tượng nào?

5s là gì? Giải nghĩa quy trình 5s từ A - Z? Xây dựng quy trình 5S trong doanh nghiệp cho đối tượng nào?

Đăng bài: 18:09 28/03/2025

5s là gì? Giải nghĩa quy trình 5s từ A - Z?

Thứ nhất: 5s là gì?

5S là một phương pháp quản lý và tổ chức nơi làm việc có nguồn gốc từ Nhật Bản, giúp tối ưu hóa không gian làm việc, nâng cao năng suất và đảm bảo an toàn lao động.

Giải nghĩa quy trình 5s từ A - Z?

5S được đặt theo chữ cái đầu tiên của 5 từ tiếng Nhật, bao gồm:

- Seiri (整理) – Sàng lọc: Loại bỏ những vật dụng không cần thiết trong khu vực làm việc.

- Seiton (整頓) – Sắp xếp: Bố trí các vật dụng cần thiết một cách có trật tự để dễ dàng tìm thấy và sử dụng.

- Seiso (清掃) – Sạch sẽ: Giữ gìn nơi làm việc sạch sẽ, thường xuyên vệ sinh để loại bỏ bụi bẩn, rác thải.

- Seiketsu (清潔) – Săn sóc: Duy trì và tiêu chuẩn hóa sự sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng như một thói quen hàng ngày.

- Shitsuke (躾) – Sẵn sàng: Xây dựng ý thức tự giác tuân thủ các nguyên tắc 5S, tạo thành văn hóa trong tổ chức.

Như vậy, 5s là phương pháp quản lý và tổ chức nơi làm việc giúp:

- Cải thiện năng suất: Giúp tìm kiếm và sử dụng công cụ, tài liệu nhanh hơn.

- Giảm lãng phí: Hạn chế thời gian tìm kiếm, di chuyển và sắp xếp lại.

- Tạo môi trường làm việc an toàn: Giảm nguy cơ tai nạn do lộn xộn hoặc bụi bẩn.

- Tăng cường tinh thần làm việc: Nhân viên có môi trường làm việc thoải mái hơn.

- Xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp: Giúp doanh nghiệp trông chuyên nghiệp hơn trước khách hàng và đối tác.

5s là gì? Giải nghĩa quy trình 5s từ A - Z? Xây dựng quy trình 5S trong doanh nghiệp cho đối tượng nào?

5s là gì? Giải nghĩa quy trình 5s từ A - Z? Xây dựng quy trình 5S trong doanh nghiệp cho đối tượng nào? (Hình từ Internet)

Xây dựng quy trình 5s trong doanh nghiệp cho đối tượng nào?

Quy trình 5s nên được xây dựng cho toàn bộ các đối tượng trong doanh nghiệp dù là nhân viên hay quản lý.

Việc tham gia trong quy trình này của tất cả thành viên đảm bảo sự vận hành của quy trình, nếu thiếu sự tham gia của thành viên nào sẽ khiến quy trình gián đoạn.

Xây dựng quy trình 5s cần thực hiện qua các bước cụ thể:

Bước 1: Cần xây dựng lộ trình phù hợp với doanh nghiệp.

Bước 2: Tiến hành đào tạo nhân viên và hướng dẫn thực hiện quy trình 5s

Bước 3: Thực hiện quy trình 5s như sau:

- Seiri (整理) – Sàng lọc: Cần tiến hành loại vỏ những vật dụng không cần thiết tại nơi làm việc của mọi người.

- Seiton (整頓) – Sắp xếp: Sắp xếp một cách hợp lý đảm bảo tính khoa học của các vật dụng cần thiết.

- Seiso (清掃) – Sạch sẽ: Cần giữ gìn sự sạch sẽ, vệ sinh tại nơi làm việc và bàn làm việc.

- Seiketsu (清潔) – Săn sóc: Duy trì và tiêu chuẩn hóa sự sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng cho toàn bộ nhân viên.

- Shitsuke (躾) – Sẵn sàng: Giúp nhân viên hiểu biết rõ ràng quy trình 5s từ đó hình thành thói quen tự giác thực hiện quy trình 5S.

Bước 4: Đánh giá hoạt động, cải tiến quy trình và tiếp tục vận hành quy trình 5s

5s là gì và giải nghĩa quy trình 5s từ A - Z và xây dựng quy trình 5S trong doanh nghiệp cho đối tượng nào trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Đối tượng nào phải tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động?

Căn cứ Điều 17 Nghị định 44/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP) quy định đối tượng nào phải tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động như sau:

Nhóm 1: Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại Khoản này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở; người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm 1, 3, 5, 6 Điều 17 Nghị định 44/2016/NĐ-CP, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.

Nhóm 5: Người làm công tác y tế.

Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015.

Nội dung huấn luyện an toàn vệ sinh lao động của từng nhóm đối tượng là gì?

Căn cứ Điều 18 Nghị định 44/2016/NĐ-CP (điểm c khoản 5 Điều 18 Nghị định 44/2016/NĐ-CP bị bãi bỏ bởi Điều 2 Nghị định 140/2018/NĐ-CP) quy định nội dung huấn luyện an toàn vệ sinh lao động của từng nhóm đối tượng như sau:

Huấn luyện nhóm 1

- Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

- Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.

Huấn luyện nhóm 2

- Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

- Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động: Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; xây dựng, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động hằng năm; phân tích, đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp; xây dựng hệ thống quản lý về an toàn, vệ sinh lao động; nghiệp vụ công tác tự kiểm tra; công tác điều tra tai nạn lao động; những yêu cầu của công tác kiểm định, huấn luyện và quan trắc môi trường lao động; quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; sơ cấp cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động; công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, thống kê, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động;

- Nội dung huấn luyện chuyên ngành: Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh yếu tố nguy hiểm, có hại; quy trình làm việc an toàn với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

Huấn luyện nhóm 3

- Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

- Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động: Chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp;

- Nội dung huấn luyện chuyên ngành: Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại và phương pháp phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro liên quan đến công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động mà người được huấn luyện đang làm; quy trình làm việc an toàn, vệ sinh lao động; kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến công việc của người lao động.

Huấn luyện nhóm 4

- Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động: Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động; chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân, nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.

- Huấn luyện trực tiếp tại nơi làm việc: Quy trình làm việc và yêu cầu cụ thể về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

Huấn luyện nhóm 5:

- Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

- Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh;

Huấn luyện nhóm 6:

Người lao động tham gia mạng lưới an toàn, vệ sinh viên ngoài nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định còn được huấn luyện bổ sung về kỹ năng và phương pháp hoạt động của an toàn, vệ sinh viên.

9 Huỳnh Hữu Trọng

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 2288

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...