Cách tạo ảnh AI Anime bằng ChatGPT đơn giản nhất?
Hướng dẫn tạo ảnh AI Anime bằng ChatGPT đơn giản nhất? Mục tiêu cơ bản phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2030 như thế nào?
Cách tạo ảnh AI Anime bằng ChatGPT đơn giản nhất?
Để tạo ảnh AI Anime bằng ChatGPT 4.0 vui lòng làm theo các bước đơn giản sau:
Bước 1: Truy cập vào trang web ChatGPT 4.0 và đăng nhập vào: https://chatgpt.com/
Bước 2: Chọn một bức ảnh từ thư viện ảnh của cá nhân. Sau đó, dán bức ảnh đã chọn lên ChatGPT 4.0
Bước 3: Sau khi đã tải ảnh lên, chọn phong cách Anime mà cá nhân yêu thích phù hợp với bức ảnh của cá nhân để yêu cầu ChatGPT 4.0 thực hiện.
Nhập câu sau: “Create Image chuyển hình này sang [phong cách anime muốn tạo]”
Bước 4: Đợi ChatGPT trả ảnh về, sau đó lưu và đăng lên để khoe với bạn bè thôi.
Ngoài tạo ảnh AI Anime bằng ChatGPT, còn có thể:
>>>> Cách tạo ảnh AI ngồi chơi game với người nổi tiếng bằng ChatGPT đơn giản?
>>>> Cách tạo ảnh AI nghề nghiệp bằng ChatGPT đơn giản nhất?
Cách tạo ảnh AI Anime bằng ChatGPT đơn giản nhất? (Hình từ Internet)
Mục tiêu cơ bản phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2030 như thế nào?
Căn cứ theo Mục 3 Quyết định 411/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 như sau:
- Tỷ trọng kinh tế số đạt 30% GDP;
- Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%;
- Tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 20%;
- Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng nền tảng hợp đồng điện tử đạt 100%;
- Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 70%;
- Tỷ lệ nhân lực lao động kinh tế số trong lực lượng lao động đạt trên 3%.
Bên cạnh đó, mục tiêu cơ bản phát triển xã hội số đến năm 2030:
- Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 95%;
- Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác đạt trên 95%;
- Tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân đạt trên 70%;
- Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản đạt trên 80%;
- Tỷ lệ hộ gia đình được phủ mạng Internet băng rộng cáp quang đạt 100%;
- Tỷ lệ người dân kết nối mạng được bảo vệ ở mức cơ bản đạt trên 80%.
- Tỷ lệ dân số trưởng thành dùng dịch vụ công trực tuyến đạt trên 70%;
- Tỷ lệ dân số trưởng thành dùng dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa đạt trên 50%;
- Tỷ lệ người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử đạt trên 95%;
- Tỷ lệ các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, giáo dục nghề nghiệp hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt 100%;
- Tỷ lệ các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt 95%.
Nội dung chương trình hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0 bao gồm những gì?
Căn cứ theo Mục 2 Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 370/QĐ-BKHCN năm 2024 nội dung của chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 “hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0” như sau:
[1] Nghiên cứu, làm chủ và chuyển giao công nghệ, giải pháp công nghệ hình thành từ các công nghệ số như: Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (loT), phân tích dữ liệu lớn (Big data analytics), chuỗi khối (blockchain), thực tế ảo/thực tế ảo tăng cường (VR/AR), điện toán đám mây (Cloud Computing)... và các công nghệ chủ chốt của công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực vật lý, công nghệ sinh học, năng lượng và môi trường thuộc Danh mục công nghệ ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
[2] Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các công nghệ chủ chốt của công nghiệp 4.0 mà Việt Nam có lợi thế để tạo ra các sản phẩm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, trong đó ưu tiên vào một số hướng chủ yếu sau:
- Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các công nghệ của công nghiệp 4.0 trong thiết kế, chế tạo, tích hợp, thử nghiệm và tạo ra các nền tảng công nghệ, hệ thống, thiết bị, phần mềm, giải pháp công nghệ phục vụ sản xuất - kinh doanh và dịch vụ; phục vụ quốc phòng, an ninh, các hoạt động cứu hộ, cứu nạn, phòng chống thiên tai và ứng phó sự cố, bệnh dịch;
- Nghiên cứu, phát triển các nền tảng cho tính toán hiệu năng cao, tính toán đám mây, tính toán sương mù; các công nghệ, mô hình trí tuệ nhân tạo (TTNT) như: trí tuệ tổng quát nhân tạo (Artificial General inteligence), TTNT tạo sinh (Generative AI)...; các nền tảng cung cấp dịch vụ, sản phẩm TTNT quan trọng như xử lý ngôn ngữ tự nhiên, thị giác máy tính, quy trình tự động; các công nghệ TTNT dựa trên dữ liệu, tương tác người - máy; các loại robot tiên tiến và phương tiện tự hành thông minh hoạt động trên mặt đất, trên không và dưới nước, trong một số lĩnh vực có nhu cầu ứng dụng trong nước, hướng đến các thị trường ngoài nước;
- Nghiên cứu, phát triển các hệ thống, thiết bị, phần mềm phân tích nhận dạng, phân loại, dự báo, điều khiển dựa trên TTNT, phân tích dữ liệu lớn và các công nghệ chủ chốt khác của công nghiệp 4.0 trong các lĩnh vực như: y tế, văn hóa, thể thao và du lịch, tài chính - ngân hàng, nông nghiệp, công nghiệp chế biến và chế tạo, giáo dục - đào tạo và dạy nghề, giao thông vận tải, xây dựng, thông tin - truyền thông, tài nguyên - môi trường, quốc phòng, an ninh,...;
- Nghiên cứu, phát triển các sản phẩm ứng dụng TTNT trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn;
- Nghiên cứu phát triển, làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo, tích hợp, đóng gói và kiểm thử linh kiện, vi mạch điện tử tích hợp (IC), điện tử linh hoạt (PE); ưu tiên nghiên cứu và phát triển sản phẩm là các bản thiết kế vi mạch và lõi IP (tài sản trí tuệ).
[3] Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ của công nghiệp 4.0 và mô hình, giải pháp chuyển đổi số vào điều hành, quản trị, sản xuất - kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số theo Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; nghiên cứu ứng dụng một số mô hình sản xuất thông minh, nhà máy thông minh trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo; mô hình triển khai, kinh doanh dịch vụ dựa trên công nghệ số; mô hình giáo dục tích hợp khoa học - công nghệ - kỹ thuật - toán học - nghệ thuật, nhân văn (STEM, STEAM)....
[4] Nghiên cứu tổng kết thực tiễn, đánh giá tác động, xây dựng và cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các bộ quy tắc về đạo đức và trách nhiệm trong việc nghiên cứu, thiết kế, phát triển, triển khai và ứng dụng các công nghệ của công nghiệp 4.0, các công cụ hỗ trợ thực hành và đánh giá việc áp dụng các bộ quy tắc đạo đức và trách nhiệm....
Từ khóa: ảnh AI Anime tạo ảnh AI Anime bằng ChatGPT kinh tế số Cách tạo ảnh AI ảnh AI xã hội số hỗ trợ nghiên cứu Ứng dụng công nghệ Công nghiệp 4.0
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;