Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Red flag là gì? Gen Z nhận biết red flag như thế nào?
Khái niệm red flag là gì? Gen Z nhận biết red flag? Quấy rối tình dục tại nơi làm việc có phải red flag?
Red flag là gì?
Red flag là một thuật ngữ tiếng Anh, trong tiếng Việt nghĩa là cờ đỏ.
Red flag được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp mang ý nghĩa cảnh báo về một dấu hiệu hoặc hành vi tiêu cực tiềm ẩn trong mối quan hệ hoặc tình huống hoặc con người nào đó.
Red flag này bắt nguồn từ việc sử dụng cờ đỏ để cảnh báo nguy hiểm trong nhiều lĩnh vực khác nhau, ví dụ như:
- Trong quân đội, cờ đỏ được dùng để đánh dấu khu vực nguy hiểm.
- Trong đua xe, cờ đỏ báo hiệu dừng cuộc đua do có sự cố.
- Trong giao thông đường thủy, cờ đỏ cảnh báo vùng nước nguy hiểm.
Red flag là gì? Gen Z nhận biết red flag như thế nào? (Hình từ Internet)
Gen Z nhận biết red flag như thế nào?
Trong giao tiếp thường được xem là ngôn ngữ Gen Z thì, Gen Z nhận biết red flag như sau:
- Tình cảm: Red flag là hành vi như kiểm soát quá mức, ghen tuông vô lý, thiếu tôn trọng, bạo hành tinh thần hoặc thể chất, mối quan hệ độc hại.
- Bạn bè: Red flag là hành vi như lợi dụng, nói xấu sau lưng, không trung thực.
- Công việc: Red flag là hành vi như phân biệt đối xử, quấy rối, môi trường làm việc độc hại.
- Trong các tình huống khác: Red flag là lừa đảo bằng lời hứa hẹn quá tốt để có thể tin được, yêu cầu trả tiền trước, hoặc thông tin không rõ ràng.
- Buôn bán: Red flag là hàng hóa hoặc dịch vụ kém chất lượng thường có giá rẻ bất thường, không có thông tin rõ ràng về nguồn gốc, hoặc không có bảo hành.
Mặt khác, Gen Z quan tâm nhất là những red flag trong mối quan hệ tình cảm, trong đó:
- Kiểm soát: Red flag là việc kiểm soát thường muốn chi phối mọi khía cạnh trong cuộc sống của bạn, từ việc bạn gặp ai, đi đâu, đến cách bạn ăn mặc.
- Ghen tuông vô lý: Red flag là việc ghen tuông quá mức, không có căn cứ.
- Thiếu tôn trọng: Red flag là việc thiếu tôn trọng thường coi thường ý kiến, cảm xúc và giá trị của bạn.
- Bạo hành tinh thần: Red flag là những hành vi như lăng mạ, sỉ nhục, đe dọa, thao túng tâm lý.
- Bạo hành thể chất: Red flag là những hành vi sử dụng vũ lực để gây tổn thương cho người khác.
- Không trung thực: Red flag là việc không trung thực thường nói dối, che giấu sự thật, hoặc phản bội lòng tin.
Bên cạnh đó, red flag thường được quan tâm gắn liền với cung hoàng đạo trong chuyện tình cảm. Trong đó, một số cung hoàng đạo thường red flag là: Song Tử tháng 5; Cự Giải tháng 7; Sư Tử tháng 8; Xử Nữ tháng 9; Thiên Bình tháng 10; Bò cạp Tháng 11; Nhân Mã tháng 12 và Ma Kết tháng 1.
Ngoài ra, còn có một số meme xuất hiện ví von như việc một người là bò tót, bởi bò tót luôn bất chấp với những chiếc cờ đó (Red flag).
Red flag là gì và Gen Z nhận biết red flag như thế nào trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Quấy rối tình dục tại nơi làm việc có phải red flag không?
Các red flag trong công việc là hành vi như phân biệt đối xử, quấy rối, môi trường làm việc độc hại. Vì vậy, quấy rối tình dục tại nơi làm việc chính là red flag.
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 8 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động
1. Phân biệt đối xử trong lao động.
2. Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.
3. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
4. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
5. Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
6. Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.
7. Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.
Theo đó, red flag quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi bị nghiêm cấm.
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người lao động
1. Người lao động có các quyền sau đây:
a) Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
b) Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
c) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
d) Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
e) Đình công;
g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, người lao động có quyền không bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Người lao động được pháp luật Việt Nam bảo vệ, phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];