Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Ovtk là gì? Tại sao GenZ lại dễ bị ovtk?
Ovtk là gì? Tại sao GenZ lại dễ bị ovtk? Người lao động có các quyền làm việc? Người lao động có quyền và nghĩa vụ?
Nội dung chính
Ovtk là gì? Tại sao GenZ lại dễ bị ovtk?
[1] Ovtk là gì?
Ovtk có nghĩa là Overthinking, một thuật ngữ trong tiếng Anh, dịch ra là "suy nghĩ quá mức". Đây là trạng thái khi một người liên tục suy nghĩ, phân tích về một vấn đề nào đó một cách thái quá, phân tích quá mức các chi tiết nhỏ nhặt dẫn đến căng thẳng và lo âu. Người mắc chứng overthinking thường khó tập trung, dễ mất ngủ và cảm thấy mệt mỏi về tinh thần.
[2] Tại sao GenZ lại dễ bị ovtk
Trong một khía cạnh nhỏ nào đó, Gen Z đã lớn lên với công nghệ và mặc dù nó mang lại nhiều lợi ích nhưng song song cũng có những hệ quả không mong muốn. Sự "nghiện" các thiết bị thông minh như ipad, máy tính bảng,.. đặc biệt là điện thoại, một thiết bị không thể thiếu và luôn mang theo bên mình ở giới trẻ với cuộc sống công nghệ phát triển nhanh như hiện nay. Khi tiêu thụ liên tục các nội dung trực tuyến có thể gây ra mất cân bằng sống và cản trở quá trình phát triển xã hội, giao tiếp trực tiếp và xây dựng mối quan hệ. Điều này có thể dẫn đến cảm giác cô đơn, tách biệt và loại bỏ khỏi xã hội, góp phần vào nguy cơ mắc các bệnh tâm lý.
"Chỉ cần một câu nói của họ cũng khiến mình suy nghĩ cả ngày" là một trường hợp xảy ra khá phổ biến.
Việc GenZ dễ bị overthinking cũng đến bởi nhiều nguyên do:
- Áp lực từ môi trường xã hội
Xã hội ngày càng khắt khe hơn vì khoa học ngày càng tiến bộ, mọi người tiếp xúc và quan sát cuộc sống của nhau rất dễ dàng. Dĩ nhiên mình không phủ nhận mặt tích cực của nó, nhưng song song đó mặt tiêu cực cũng không ít khi mọi người trở nên dễ đố kị, dễ so sánh hơn, tăng áp lực vô hình để đáp ứng "tiêu chuẩn" mà mọi người đặt ra, cũng như làm người nghe thiếu tự tin. Dẫn đến căng thẳng, lo lắng, tự ti.
- Công nghệ phát triển:
Công nghệ phát triển, nó phổ biến ở khắp mọi nơi dẫn đến nhiều người dễ dàng bị lệ thuộc bởi nó. Câu chuyện "nghiện công nghệ", "nghiện điện thoại" không phải hiếm và nó đang ngày càng gia tăng, làm giảm đi khả năng giao tiếp xã hội. Điều này có thể dẫn đến cảm giác cô đơn, tách biệt và loại bỏ khỏi xã hội, góp phần vào nguy cơ mắc các bệnh tâm lý.
Cũng như khi tiếp xúc với công nghệ, mọi thứ đều diễn ra rất nhanh chẳng hạn như 1 clip xem chỉ 30s - 60s và được chuyển qua nội dung khác, rất nhiều những dạng clip ngắn được sản xuất hằng ngày. Vì các nội dung mới khác nhau thay đổi liên tục trong vài cái lướt nên vô tình đã tạo nên cảm giác mất kiên nhẫn, dễ chán, không thể xem được chương trình thời hạn dài, hoặc đơn giản là xem gì cũng bấm tua nhanh. Cảm giác mất kiên nhẫn này mang lại rất nhiều hệ quả như khó tập trung, dễ nóng nảy hơn.
- Áp lực học tập, công việc
Cũng như áp lực đến từ môi trường, xã hội. Các bạn trẻ ngày nay đang phải đối mặt với áp lực học tập to lớn, chủ yếu là đến từ sự so sánh, yêu cầu về thành tích, cảm giác "được định hướng" điều tốt nhưng nhiều khi bố mẹ lại khiến nó trở thành cảm giác áp đặt, làm các bạn trẻ sợ mình làm không tốt như kì vọng của bố mẹ. Gây ra căng thẳng, trầm cảm và lo lắng về tương lai.
- Sự biến đổi từ môi trường
GenZ đang phải sống trong một xã hội có vấn đề về môi trường nghiêm trọng. Những lo ngại về biến đổi khí hậu, kỷ luật toàn cầu, bạo lực, và bất bình đẳng xã hội có thể gây ra lo lắng, hoang mang và tâm trạng u sầu trong thế hệ trẻ.
Overthinking tác động đến GenZ trong môi trường công việc như thế nào?
- Mất tự tin và sợ thất bại
Gen Z thường lo lắng về việc mắc sai lầm hoặc không đáp ứng được kỳ vọng, khiến họ suy nghĩ quá nhiều trước mỗi quyết định, dễ gây nản vì sợ mình làm không tốt. Điều này có thể dẫn đến self-doubt (tự nghi ngờ bản thân) và giảm hiệu suất làm việc, khó tạo cơ hội phát triển cho bản thân.
- Trì hoãn, khó đưa ra quyết định
Vì sợ đưa ra lựa chọn sai, nhiều bạn trẻ mất thời gian phân tích quá mức thay vì hành động. Điều này làm giảm năng suất và gây căng thẳng trong công việc.
- Kiệt sức, stress kéo dài
Suy nghĩ quá nhiều về những thứ không thể kiểm soát dẫn đến căng thẳng, lo âu và burnout (kiệt sức). Khi lúc nào cũng căng thẳng, chất lượng công việc và cuộc sống đều bị ảnh hưởng.
- Ảnh hưởng đến sáng tạo và khả năng thích nghi
Những người overthink thường sợ sai nên ít dám thử nghiệm cái mới. Điều này cản trở sự sáng tạo và khả năng thích ứng với thay đổi, là một điều cực kỳ quan trọng trong môi trường làm việc hiện đại.
- Khó khăn trong giao tiếp và làm việc nhóm
Overthinking khiến nhiều người suy diễn quá nhiều về lời nói hay phản hồi của người khác, dẫn đến sự lo lắng không cần thiết trong giao tiếp. Điều này có thể làm họ ngại phát biểu ý kiến, khó kết nối với đồng nghiệp hoặc sếp.
Lưu ý, thông tin về Ovtk là gì? Tại sao GenZ lại dễ bị ovtk? chỉ mang tính chất tham khảo!
Ovtk là gì? Tại sao GenZ lại dễ bị ovtk? (Hình từ Internet)
Người lao động có các quyền làm việc nào?
Căn cứ theo Điều 10 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền làm việc của người lao động như sau:
- Được tự do lựa chọn việc làm, làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.
- Trực tiếp liên hệ với người sử dụng lao động hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm để tìm kiếm việc làm theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khỏe của mình.
Người lao động có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động như sau:
(1) Người lao động có các quyền sau đây:
- Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
- Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
- Đình công;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
(2) Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
- Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
- Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@nhansu.vn;