Top những ngành nghề ít chịu tác động từ trí tuệ nhân tạo 2025?

Danh sách những ngành nghề ít chịu tác động từ trí tuệ nhân tạo trong năm 2025? Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong việc triển khai chiến lược Quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030?

Đăng bài: 13:00 14/05/2025

Top những ngành nghề ít chịu tác động từ trí tuệ nhân tạo 2025?

Ngày nay, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo đang ngày càng phát triển, một số ngành được dự kiến cho rằng sẽ bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo hoàn toàn. Điều này làm nhiều nhân sự lo nghĩ, sợ rằng bản thân mình sẽ bị đào thải bởi trí tuệ nhân tạo.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn có một số ngành nghề ít chịu tác động từ trí tuệ nhân tạo. Cụ thể như:

[1] Y tế

Đối với ngành y tế, có lẽ đây là ngành ít chịu tác động từ trí tuệ nhân tạo nhất bởi nhiệm vụ của y tế là điều trị, chăm sóc cho các bệnh nhân. Để có thể đến được với công việc này, họ đã mất gần 1 thập kỉ để có thể đứng ở đó, một khoảng thời gian dài để nghiên cứu, tích lũy cho mình kinh nghiệm.

Trong khi đó, bản thân trí tuệ nhân tạo chỉ đang ở mức tái tạo, rất khó để có thể thay thế được ngành y tế.

[2] Giáo dục

Không thể bỏ ngang rằng, trí tuệ nhân tạo đang dần phủ sóng trên thị trường hiện nay, và ngành Giáo dục cũng chịu tác động không ít. Điển hình có thể thấy, các lớp học online, trực tuyến đang xuất hiện nhiều...

Tuy nhiên, để nói rằng trí tuệ nhân tạo có thể thay thế cho giáo dục thì hoàn toàn là không. Bởi thứ mà trí tuệ nhân tạo có thể đem đến cho giáo dục chỉ có thể là kiến thức, hỗ trợ kết nối và tìm kiếm thông tin. Còn giáo viên, giảng viên, những người làm trong ngành giáo dục làm nhiều hơn thế nữa, thông qua việc tiếp xúc với học sinh, sinh viên, giải đáp các thắc mắc, nuôi dưỡng tinh thần cho họ, tạo điều kiện hết mức để có thể phát triển toàn diện.

[3] Phục vụ - Chăm sóc khách hàng

Đây chắc là ngành nghề ít chịu sự tác động của trí tuệ nhân tạo, bởi nhân viên phục vụ là những người thực hiện các công việc chăm sóc, hỗ trợ khách hàng để có được trải nghiệm tốt nhất.

Công việc nhân viên phục vụ hay chăm sóc khách hàng đòi hỏi có sự linh hoạt trong cảm xúc cá nhân, đồng cảm, lắng nghe, thấu hiểu tâm lý khách hàng.

Việc chăm sóc khách hàng, hiểu rõ tâm lý như vậy có thể những người làm trong nghề ít hay nhiều năm kinh nghiệm còn gặp phải khó khăn chứ nói chi đến trí tuệ nhân tạo.

[4] Thiết kế

Có thể nói, ngành thiết kế là ngành đòi hỏi sự sáng tạo không giới hạn. Tạo ra sản phẩm dựa trên sự mong muốn, nhu cầu của khách hàng và các xu hướng thẩm mỹ. Để tạo ra những sản phẩm đẹp không khó, tuy nhiên, sản phẩm đó có đem lại sự hài lòng cho khách hàng hay không thì không chắc.

Cho nên, đó chính là lý do vì sao trí tuệ nhân tạo, tự động hóa đã có thể tạo ra những siêu phẩm đồ họa tuy nhiên những người làm thiết kế vẫn có thể trụ vững trên con đường này.

[5] Nông nghiệp

Có thể nói rằng trên thực tế ngày nay, AI được ứng dụng phổ biến trong nông nghiệp với nhiều máy móc, thiết bị hiện đại như robot nông nghiệp, hệ thống cảm biến thời tiết, hệ thống theo dõi sức khỏe cây trồng... nhưng vẫn không thể thay thế được con người.

Bởi vì nông nghiệp là ngành dựa trên nhu cầu thiết yếu của con người cũng như xu hướng phát triển của xã hội.

Máy móc thì có thẻ trồng cây, chăm sóc nhưng không thể linh hoạt hoạt và nhận biết chính xác đâu là sản phẩm nông nghiệp phù hợp cho từng giai đoạn. Để đem đến sự thành công trong nông nghiệp, không hẳn là trồng cây, chăm sóc mà nó còn nhiều hơn thế nữa.

Trên đây là toàn bộ thông tin về Top những ngành nghề ít chịu tác động từ trí tuệ nhân tạo 2025? Lưu ý thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.

Xem thêm:

>>>> Sư Phạm Tiểu Học thi khối nào? Yêu cầu cần thiết để trở thành Giáo viên tiểu học?

>>>> Top những ngành nghề hot hiện nay và tương lai tại Việt Nam?

Top những ngành nghề ít chịu tác động từ trí tuệ nhân tạo 2025?

Top những ngành nghề ít chịu tác động từ trí tuệ nhân tạo 2025? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong việc triển khai chiến lược Quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030?

Căn cứ theo Mục II Quyết định 1678/QĐ-BKHCN năm 2021 quy định như sau:

[1] Xây dựng và hoàn thiện bổ sung các văn bản pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ liên quan tới trí tuệ nhân tạo (TTNT).

[2] Mở rộng các dự án xây dựng dữ liệu cộng đồng theo hình thức của đề án Hệ tri thức Việt số hóa; kết nối các cộng đồng TTNT, cộng đồng khoa học mở ở Việt Nam; hỗ trợ các nhiệm vụ nghiên cứu làm chủ, xây dựng các nền tảng nội địa cho tính toán hiệu năng cao, tính toán đám mây, tính toán sương mù; thường xuyên tổ chức các hoạt động kết nối các cộng đồng học thuật, nghiên cứu; cộng đồng nghề nghiệp phát triển và ứng dụng TTNT và khoa học dữ liệu (KHDL) trong và ngoài nước.

[3] Triển khai mạnh mẽ hình thức hợp tác công - tư, đồng tài trợ cho các trung tâm đào tạo, trung tâm nghiên cứu phát triển và trung tâm ứng dụng TTNT; đầu tư hình thành một số nhóm nghiên cứu trọng điểm về TTNT và KHDL trong một số trường đại học, viện nghiên cứu công lập; đầu tư cơ sở vật chất cho một số phòng thí nghiệm trọng điểm về TTNT và KHDL trong các trường đại học, viện nghiên cứu công lập; thúc đẩy xây dựng một số trung tâm đổi mới sáng tạo về TTNT, hình thành một số thương hiệu của Việt Nam về TTNT trên thế giới.

[4] Tổ chức triển khai nghiên cứu cơ bản về TTNT, giải mã công nghệ, làm chủ công nghệ, bắt kịp các tiến bộ trong lĩnh vực TTNT và bước đầu đóng góp trong phát triển phương pháp TTNT mới trong một số tổ chức nghiên cứu về toán học và công nghệ thông tin; tập trung đầu tư nghiên cứu, phát triển một số sản phẩm TTNT dựa trên nguồn dữ liệu và tri thức đặc thù của Việt Nam; triển khai chương trình nghiên cứu trọng điểm quốc gia về TTNT gắn với đào tạo nghiên cứu sinh; triển khai nghiên cứu, phát triển một số nền tảng cung cấp dịch vụ, sản phẩm TTNT quan trọng như xử lý ngôn ngữ tự nhiên, thị giác máy tính, quy trình tự động, các công nghệ TTNT dựa trên dữ liệu, người máy và các phương tiện tự hành, trong một số lĩnh vực đã sẵn sàng về dữ liệu, công nghệ và có nhu cầu ứng dụng ở trong nước, hướng đến thị trường trong khu vực và toàn cầu.

[5] Thúc đẩy hình thành các nhóm chuyên môn mở trong các lĩnh vực, cho phép rút ngắn thời gian hoàn thành các kết quả nghiên cứu; thúc đẩy sử dụng dùng chung, chia sẻ, mở dữ liệu, công nghệ và ứng dụng TTNT theo hướng đa ngành, liên ngành và xuyên ngành để đẩy nhanh tốc độ hình thành các kết quả và nâng cao hiệu quả đầu ra của các hoạt động nghiên cứu phát triển trong các lĩnh vực khác; tập huấn rộng rãi các nền tảng mở về dữ liệu và ứng dụng TTNT; thúc đẩy các cộng đồng, diễn đàn nguồn mở về TTNT; khuyến khích doanh nghiệp đặt hàng viện nghiên cứu, trường đại học triển khai nghiên cứu, phát triển sản phẩm TTNT đặc thù của Việt Nam.

[6] Tổ chức các chuỗi sự kiện về TTNT; hỗ trợ các cá nhân, tổ chức trong nước tham gia các hội thảo, triển lãm, kỳ thi quốc tế về TTNT; tham gia tổ chức và thực hiện các chương trình, dự án hợp tác nghiên cứu khoa học song phương và đa phương về TTNT; Thúc đẩy phát triển cơ sở, trung tâm hợp tác nghiên cứu TTNT; các dự án hợp tác chuyển giao công nghệ, khai thác các sáng chế, quyền sở hữu công nghiệp giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài về TTNT; các trung tâm, chương trình đào tạo nhân lực TTNT chất lượng cao phục vụ thị trường trong nước và toàn cầu; trao đổi chuyên gia, người làm công tác nghiên cứu, sinh viên của tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam với các tổ chức nghiên cứu, đào tạo, doanh nghiệp TTNT nước ngoài. Tham gia các hội, hiệp hội quốc tế và tổ chức khác về TTNT.

3 Ngô Quang Khánh

Từ khóa: ngành nghề ít chịu tác động từ trí tuệ nhân tạo Trí tuệ nhân tạo chăm sóc khách hàng ứng dụng trí tuệ nhân tạo ngành nghề ít chịu tác động

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...