Soạn bài Tôi có một giấc mơ ngắn gọn môn Ngữ Văn 11?

Hướng dẫn soạn bài Tôi có một giấc mơ ngắn gọn nhất Ngữ Văn 11? Chương trình giáo dục và kế hoạch giáo dục trung học phổ thông được quy định như thế nào?

Đăng bài: 12:05 10/04/2025

Soạn bài Tôi có một giấc mơ ngắn gọn nhất Ngữ Văn 11?

Dưới đây là bài soạn: Tôi có một giấc mơ ngắn gọn nhất môn Ngữ Văn 11:

Trước khi đọc 1

Câu 1 (trang 125, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Đọc các thông tin sau và đoán xem tác giả đã “mơ” về điều gì? Vì sao tác giả lại “mơ” về điều đó?

- Tác giả đã "mơ" về một xã hội công bằng, nơi người da đen được sống và đối xử như những con người bình đẳng, không còn phải chịu cảnh áp bức hay phân biệt chủng tộc.

- Giấc mơ ấy xuất phát từ thực tế đau lòng mà người da đen đang phải đối mặt ở nước Mỹ - bị coi thường, phân biệt và đối xử bất công trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Hơn nữa, chính tác giả - một người Mỹ gốc Phi - cũng từng trải qua và thấm thía nỗi đau ấy nên khát vọng công bằng càng trở nên mãnh liệt.

Trước khi đọc 2

Câu 2 (trang 125, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Đọc toàn bộ văn bản và ghi lại những cảm nhận hoặc ấn tượng đầu tiên của em. 

Em cảm thấy rất ấn tượng và day dứt trước thực trạng người da đen phải chịu sự bất công và đối xử không công bằng. Chỉ vì màu da khác biệt, họ bị xa lánh, phân biệt và không được hưởng những quyền lợi cơ bản như những người khác. Cuộc sống của họ đầy rẫy những ánh mắt coi thường, sự khinh miệt và những rào cản vô hình mà xã hội áp đặt lên họ.

Trong khi đọc 1

Câu 1. (trang 126 SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Hãy tìm hiểu Tuyên ngôn Giải phóng con người mà tác giả nhắc đến.

- Vào năm 1861, Abraham Lincoln – vị tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ – đã ban hành Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ và tích cực thúc đẩy việc thông qua Tu chính án thứ Mười ba với mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ tại nước này.

- Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ, bao gồm hai sắc lệnh hành pháp, đã đóng vai trò quan trọng trong việc kêu gọi và thuyết phục chính quyền Liên bang chính thức bãi bỏ chế độ nô lệ.

Câu 2. (trang 126 SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Kinh muốn thuyết phục những người tham gia tuần hành không làm điều gì?

Sau khi đọc bài “Tôi có một giấc mơ”, có thể thấy Martin Luther King Jr. muốn thuyết phục những người tham gia tuần hành không được sử dụng bạo lực hay trả thù.

Ông kêu gọi mọi người hãy đấu tranh một cách hòa bình, kiên nhẫn và đầy tình yêu thương, không để sự oán hận làm mờ đi lý tưởng công lý và bình đẳng. Đây là thông điệp xuyên suốt bài diễn văn, thể hiện mong muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp thông qua con đường bất bạo động.

Câu 3. (trang 127 SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Hãy chú ý tới những từ, cụm từ, cấu trúc câu được lặp lại trong đoạn này và suy nghĩ về tác dụng của chúng.

- Từ, cụm từ, cấu trúc câu được lặp lại: Chúng ta không bao giờ thỏa mãn.

Nhấn mạnh về những điều chúng ta không được làm để tiếp tục trong cuộc đấu tranh chống lại sự bất công, vươn đến khát vọng tự do, bình đẳng. 

Câu 4 (trang 127 SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Sau mỗi điệp khúc “Tôi có một giấc mơ” là một ước mong nào của tác giả? 

Sau mỗi điệp khúc đó, thể hiện ước mong to lớn của tác giả về một cuộc sống, một đất nước có quyền bình đẳng, bản thân tác giả, những đứa con của tác giả và tất cả mọi người trên đất nước sẽ được sống, được đánh giá qua phẩm chất, năng lực chứ không phải qua màu da.

Câu 5 (trang 128, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Chú ý cách diễn đạt giàu hình ảnh trong phần 3. 

Cách diễn đạt giàu hình ảnh trong phần 3:

- Hình ảnh ẩn dụ “hòn đá hi vọng”, “ngọn núi tuyệt vọng”

- Điệp ngữ “Với niềm tin này”

Gợi lên khí thế hào hùng, đầy quyết tâm, thôi thúc mọi người cùng đồng lòng đứng dậy đấu tranh cho tự do và quyền bình đẳng xứng đáng được hưởng.

Thông tin về "Soạn bài Tôi có một giấc mơ ngắn gọn nhất Ngữ Văn 11?" mang tính chất tham khảo.

 

Xem thêm:

Soạn bài Tôi có một giấc mơ ngắn gọn nhất Ngữ Văn 11?

Soạn bài Tôi có một giấc mơ ngắn gọn nhất Ngữ Văn 11? (Hình từ Internet)

Chương trình giáo dục và kế hoạch giáo dục trung học phổ thông được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 17 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

- Trường trung học thực hiện chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; thực hiện khung kế hoạch thời gian năm học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, nhà trường.

- Căn cứ chương trình các môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông, khung kế hoạch thời gian năm học và điều kiện thực tiễn của địa phương, cơ sở giáo dục, nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường để tổ chức thực hiện chương trình giáo dục phổ thông.

- Học sinh khuyết tật học hòa nhập được thực hiện kế hoạch giáo dục linh hoạt, phù hợp với khả năng của từng cá nhân và quy định về giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tật.

37 Phan Thị Huyền Trân

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...