Soạn văn bài bản đồ dẫn đường lớp 7 hay nhất?

Gợi ý soạn văn bài bản đồ dẫn đường lớp 7 hay nhất? Mục tiêu của giáo dục trung học cơ sở là gì?

Đăng bài: 04:26 25/03/2025

Soạn văn bài bản đồ dẫn đường lớp 7 hay nhất?

* Trước khi đọc:

Câu 1 (trang 56 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): 

- Vì nơi đó họ chưa quen thuộc địa hình, tấm bản đồ sẽ giúp ho đễ dàng xác định phương hướng để đỡ bị lạc.

Câu 2 (trang 56 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): 

- Đến với tương lai, mỗi người phải tự tìm cho mình một “con đường”.

* Đọc văn bản:

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:

1. Theo dõi: Văn bản được mở đầu bằng cách kể lại một câu chuyện có tính chất ngụ ngôn.  

- Câu chuyện ngụ ngôn là một người đánh rời chì khóa. Lần cuối cùng anh ta nhìn thấy chìa khóa là ở cạnh cửa ra vào nhưng anh ta và mọi người lại mải miết tìm dưới ngọn đèn đường.

2. Theo dõi: Cách giải thích hình ảnh “tấm bản đồ dẫn đường”. 

- Tấm bản đồ dẫn đường là cách nhìn về cuộc đời này bao gồm cả cách nhìn vê con người.

3. Theo dõi: Vai trò của “tấm bản đồ dẫn đường” đối với đường đời của con người.

- Tấm bản đồ có vai trò quyết định đối với những thành bại của chúng ta trong cuộc sống.

4. Theo dõi: Những khó khăn của “ông” khi tìm kiếm “tấm bản đồ” cho mình.

- Ông thấy mình khác biệt với chính gia đình mình.

5. Theo dõi: Cách kết thúc văn bản.

- Khuyên cháu sử dụng tấm bản đồ mà cháu tự vẽ bằng chính kinh nghiệm của mình.

* Sau khi đọc

Nội dung chính: Văn bản là lời của ông nói với cháu về tấm bản đồ của cuộc đời.

Trả lời câu hỏi sau khi đọc:

Câu 1 (trang 58 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Việc mở đầu văn bản bằng cách kể một câu chuyện mang tính ngụ ngôn có tác dụng thu hút người đọc, giúp họ suy ngẫm về ý nghĩa câu chuyện. Nhờ đó, văn bản trở nên hấp dẫn hơn và khơi dậy hứng thú đọc ở người đọc.

Câu 2 (trang 58 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Từ cách tìm chìa khóa rất kì lạ của người đàn ông trong câu chuyện, tác giả liên hệ đến vấn đề câu trả lời cho những điều ta gặp phải đôi khi phải tự mình tìm kiếm từ trong bản thân mà không phải từ ngoại cảnh.

Câu 3 (trang 59 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Trong văn bản, tác giả lí giải về hai khía cạnh của hình ảnh ẩn dụ "tấm bản đồ". Khi bàn về hai khía cạnh đó, tác giả dùng những lí lẽ và bằng chứng để thuyết phục người đọc:

- Khía cạnh 1: Tấm bản đồ là cách nhìn về những người xung quanh.

+ Lí lẽ: Cách nhìn này được truyền từ bố mẹ cho chúng ta, rồi qua năm tháng, được điều chỉnh theo từng hoàn cảnh sống, theo tôn giáo hay từ những kinh nghiệm của chính bản thân chúng ta.

+ Bằng chứng: Khi tác giả còn nhỏ, bố mẹ ông luôn nhìn cuộc đời này như một nơi đầy hiểm nguy nhưng ông không cho là như vậy.

- Khía cạnh 2: Tấm bản đồ còn là cách nhìn nhận về bản thân chúng ta.

+ Lí lẽ: Những câu trả lời cho những câu hỏi để nhìn nhận bản thân sẽ quyết định cách nhìn của chúng ta đối với cuộc sống, mang ý nghĩa quyết định đối với những thành bại trong cuộc sống của chúng ta.

+ Bằng chứng: Tác giả từng bế tắc, không biết mình có phải là người quá ngây thơ, khờ khạo hay không. Sau một tai nạn, ông đã tĩnh tâm để đi vào bóng tôi tìm hiểu xem bản thân ông là ai và ý nghĩa của cuộc sống là gì.

Câu 4 (trang 59 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Cháu biết không, tấm bản đồ của ông lúc ấy thật sự bế tắc - "ông" đã tâm sự với "cháu" như vậy. Theo em, "ông" bế tắc trong việc tìm kiếm tấm bản đồ của riêng mình vì bố mẹ ông luôn vạch sẵn cho "ông" tấm bản đồ của họ khiến "ông" không biết được bản thân mình là ai và cuộc sống có ý nghĩa gì.

Câu 5 (trang 59 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Em đồng ý với ý kiến thứ hai, bởi em tin rằng cuộc sống tươi đẹp hay bế tắc hoàn toàn phụ thuộc vào cách mỗi người nhìn nhận và đối diện với nó. Đối với em, mỗi ngày trôi qua đều là một hành trình đáng trân trọng, đầy niềm vui và hy vọng.

Câu 6 (trang 59 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Em rút ra 1 điều đó là chúng ta luôn cần tự tin vòa khả năng của bản thân và cần đi bằng đôi chân của mình.

* Viết kết nối với đọc

Bài tập (trang 59 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Trên “con đường” đi tới tương lai của bản thân, “tấm bản đồ” có vai trò như thế nào? Hãy trả lời câu hỏi trên đây bằng một đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu).

Trên con đường đi tới tương lai, “tấm bản đồ” đóng vai trò định hướng và dẫn lối, giúp ta xác định mục tiêu rõ ràng và con đường phù hợp để đạt được ước mơ. Nếu không có bản đồ, ta dễ lạc lối, mất phương hướng và gặp nhiều khó khăn trong việc đưa ra quyết định quan trọng. Bản đồ ấy có thể là những kế hoạch cụ thể, những bài học kinh nghiệm hoặc sự chỉ dẫn từ những người đi trước. Khi có một định hướng đúng đắn, ta sẽ biết cách vượt qua thử thách, kiên trì với con đường mình đã chọn. Vì vậy, mỗi người cần vạch ra cho mình một “tấm bản đồ” thật chi tiết để chinh phục tương lai một cách vững vàng và tự tin.

Thông tin về "Soạn văn bài bản đồ dẫn đường lớp 7 hay nhất?" mang tính chất tham khảo.

Soạn văn bài bản đồ dẫn đường lớp 7 hay nhất?

Soạn văn bài bản đồ dẫn đường lớp 7 hay nhất? (Hình từ Internet)

Mục tiêu của giáo dục trung học cơ sở là gì?

Căn cứ quy định tại Điều 29 Luật Giáo dục 2019 như sau:

Mục tiêu của giáo dục phổ thông
1. Giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
3. Giáo dục trung học cơ sở nhằm củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học; bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp.
4. Giáo dục trung học phổ thông nhằm trang bị kiến thức công dân; bảo đảm cho học sinh củng cố, phát triển kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có hiểu biết thông thường về kỹ thuật, hướng nghiệp; có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Như vậy, mục tiêu của giáo dục trung học cơ sở nhằm củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học.

Bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp.

Giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

49 Phan Thị Huyền Trân

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 2288

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...