File so sánh Nghị định 70 và Nghị định 123 về hóa đơn chứng từ?
Chi tiết bảng so sánh các điểm thay đổi giữa Nghị định 70/2025/NĐ-CP và Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn chứng từ?
File so sánh Nghị định 70 và Nghị định 123 về hoá đơn chứng từ?
Ngày 20/03/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 70/2025/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/06/2025) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Một số điểm mới nổi bật của Nghị định 70/2025/NĐ-CP so với Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn chứng từ, cụ thể như sau:
[1] Điểm mới đối với Nghị định 70/2025/NĐ-CP về việc bổ sung thêm các hành vi cấm trong lĩnh vực hóa đơn chứng từ:
- Làm giả hóa đơn, chứng từ để thực hiện hành vi trái pháp luật; (bổ sung điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 123/2020/NĐ-CP)
- Không chuyển dữ liệu điện tử về cơ quan thuế theo quy định. (bổ sung điểm đ khoản 2 Điều 5 Nghị định 123/2020/NĐ-CP)
Cụ thể khoản 4 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 5 Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ
4. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 5 như sau:
“2. Đối với tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan
a) Thực hiện hành vi gian dối như sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn; làm giả hóa đơn, chứng từ để thực hiện hành vi trái pháp luật;
b) Cản trở công chức thuế thi hành công vụ, cụ thể: các hành vi cản trở gây tổn hại sức khỏe, nhân phẩm của công chức thuế khi đang thanh tra, kiểm tra về hóa đơn, chứng từ;
c) Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ;
d) Đưa hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác liên quan hóa đơn, chứng từ nhằm mưu lợi bất chính;
đ) Không chuyển dữ liệu điện tử về cơ quan thuế theo quy định tại Nghị định này.”
[2] Điểm mới đối với Nghị định 70/2025/NĐ-CP về việc tra cứu thông tin hóa đơn điện tử:
- Đổi tên Điều 48 Nghị định 123/2020/NĐ-CP từ "Công bố, tra cứu thông tin hóa đơn điện tử" thành "Cung cấp, tra cứu thông tin điện tử" theo khoản 30 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP.
- Bãi bỏ hình thức cung cấp thông tin qua tin nhắn.
Cụ thể như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ
30. Sửa đổi tên Điều 48 và sửa đổi, bổ sung Điều 48 như sau:
“Điều 48. Cung cấp, tra cứu thông tin hóa đơn điện tử
1. Nội dung thông tin hóa đơn điện tử được cung cấp là các nội dung của hóa đơn điện tử theo quy định tại Điều 10 Nghị định này và tình trạng hóa đơn điện tử.
2. Thông tin hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cung cấp dưới dạng văn bản hoặc dữ liệu điện tử.”
Xem thêm so sánh Nghị định 70 và Nghị định 123 về hóa đơn chứng từ: Tại đây.
File so sánh Nghị định 70 và Nghị định 123 về hoá đơn chứng từ? (Hình từ Internet)
Các tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử hiện nay?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 92 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về các tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử hiện nay như sau:
Dịch vụ về hóa đơn điện tử
1. Dịch vụ về hóa đơn điện tử bao gồm dịch vụ cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế, dịch vụ truyền dữ liệu hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế từ người nộp thuế tới cơ quan thuế và dịch vụ về hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
2. Tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử bao gồm tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử, tổ chức cung cấp dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử và các dịch vụ khác có liên quan đến hóa đơn điện tử.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này và quy định trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế không phải trả tiền dịch vụ, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế phải trả tiền dịch vụ, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định tiêu chí lựa chọn tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử để ký hợp đồng cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn và các dịch vụ khác có liên quan.
Như vậy, các tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử hiện nay bao gồm:
- Tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử.
- Tổ chức cung cấp dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử và các dịch vụ khác có liên quan đến hóa đơn điện tử.
Hóa đơn bán hàng là hóa đơn dành cho các tổ chức, cá nhân nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 5 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 1/6/2025) quy định hóa đơn bán hàng là hóa đơn dành cho các tổ chức, cá nhân sau:
- Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp sử dụng cho các hoạt động:
+ Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
+ Hoạt động vận tải quốc tế;
+ Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
+ Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
- Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.
Doanh nghiệp chế xuất có hoạt động kinh doanh khác (ngoài hoạt động chế xuất theo quy định pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất) khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp thì sử dụng hóa đơn theo điểm a khoản 2 Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Doanh nghiệp chế xuất khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì sử dụng hóa đơn theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];