Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Câu đố kiến thức Langbiang nằm ở tỉnh nào của Việt Nam?
Câu đố kiến thức Langbiang nằm ở tỉnh nào của Việt Nam? Mức lương tối thiểu của người lao động tại tỉnh này hiện nay là bao nhiêu?
Câu đố kiến thức Langbiang nằm ở tỉnh nào của Việt Nam?
Langbiang thuộc địa phận huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, nằm trong khu vực cao nguyên Lâm Viên. Đỉnh núi cao nhất đạt độ cao khoảng 2.167 m so với mực nước biển, được xem là "nóc nhà" của Đà Lạt.
Khu vực này có khí hậu mát mẻ, trong lành, với hệ sinh thái đa dạng, bao gồm rừng thông xanh mướt và các loài động thực vật đặc trưng của Tây Nguyên.
Truyền thuyết và ý nghĩa văn hóa:
Tên "Langbiang" bắt nguồn từ câu chuyện tình yêu bi thương giữa chàng Lang (người dân tộc Lạch) và nàng Biang (người dân tộc Chil). Tình yêu của họ không được chấp nhận và dẫn đến cái chết bi kịch, sau đó hóa thành ngọn núi Langbiang.
Ngọn núi không chỉ là cảnh quan thiên nhiên mà còn mang giá trị tâm linh, là biểu tượng tình yêu chung thủy của các dân tộc bản địa Tây Nguyên.
Lưu ý: thông tin về "Câu đố kiến thức Langbiang nằm ở tỉnh nào của Việt Nam?" chỉ mang tính chất tham khảo
Câu đố kiến thức Langbiang nằm ở tỉnh nào của Việt Nam? (Hình ảnh Internet)
Mức lương tối thiểu của người lao động tại tỉnh này hiện nay là bao nhiêu?
Theo thông Langbiang nằm ở tỉnh Lâm Đồng. Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định cụ thể về mức lương tối thiểu vùng tại tỉnh Lâm Đồng như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
Vùng
Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng)
Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ)
Vùng I
4.960.000
23.800
Vùng II
4.410.000
21.200
Vùng III
3.860.000
18.600
Vùng IV
3.450.000
16.600
2. Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
...
Bên cạnh đó, dẫn chiếu đến Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP được nêu trên có thể thấy mức lương tối thiểu vùng tại tỉnh Lâm Đồng như sau:
Như vậy, theo quy định trên, mức lương tối thiểu vùng tại tỉnh Lâm Đồng được áp dụng như sau:
- Vùng II: Áp dụng cho Thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng là 4.410.000/tháng hoặc 21.200 đồng/giờ.
- Vùng III: Áp dụng cho các huyện Đức Trọng, Di Linh thuộc tỉnh Lâm Đồng là 3.860.000 đồng/tháng hoặc 18.600 đồng/giờ.
- Vùng IV: Áp dụng cho các huyện còn lại thuộc tỉnh Lâm Đồng là 3.450.000/ tháng hoặc 16.600 đồng/ giờ.
Người sử dụng lao động bị phạt bao nhiêu tiền nếu trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng?
Căn cứ khoản 3, khoản 5 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về tiền lương, như sau:
Vi phạm quy định về tiền lương
...
3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
...
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, quy định về mức phạt tiền như sau:
Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, theo quy định mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân, trường hợp là tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì áp dụng mức tiền phạt gấp đôi.
Tóm lại, nếu người sử dụng lao động có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng thì bị phạt với số tiền đến 150.000.000 đồng tùy theo số lượng người lao động bị vi phạm.
Ngoài việc bị phạt tiền, người sử dụng lao động còn buộc phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền trả thiếu cho người lao động. Mức lãi suất được tính theo mức lãi tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];