Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Tổng hợp những bài văn 9+ phân tích nhân vật Mị trước khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra hay nhất?
Các mẫu bài văn phân tích nhân vật Mị trước khi về làm dâu trong nhà thống lí Pá Tra hay nhất? Giáo dục phổ thông được chia thành mấy giai đoạn?
Tổng hợp những bài văn 9+ phân tích nhân vật Mị trước khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra hay nhất?
Dưới đây là những bài văn phân tích nhân vật Mị trước khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra hay nhất có thể tham khảo:
Bài văn phân tích nhân vật mị trước khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra. Trong truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" của nhà văn Tô Hoài, ông đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật Mị – người con gái dân tộc H'Mông mang trên mình số phận đầy bất hạnh nhưng lại ẩn chứa một sức sống tiềm tàng mãnh liệt. Trước khi bị bắt về làm dâu nhằm trả nợ cho nhà thống lí Pá Tra, Mị là cô gái có cuộc sống tự do, trong sáng, mang vẻ đẹp vừa truyền thống vừa hiện đại. Giai đoạn này giúp người đọc thấy được căn nguyên sâu xa của sức phản kháng sau này trong Mị. Đầu tiên, Mị xuất hiện là một cô gái xinh đẹp, hồn nhiên và yêu đời. Hình ảnh “Mị thổi sáo giỏi, có bao nhiêu người mê đắm đuối, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị” cho thấy Mị là cô gái có tài, có duyên và có được nhiều chàng trai để ý. Mị biết yêu thương, biết tận hưởng cuộc sống cho những niềm vui của tuổi trẻ. Trong quan niệm cộng đồng người H’Mông, việc thổi sáo không chỉ là một năng khiếu mà còn là biểu tượng cho sức sống mãnh liệt, khát khao vươn mình trong cuộc sống, cho khả năng giao cảm và tiếp xúc với thiên nhiên xung quanh và con người. Tài năng thổi sáo của Mị cho thấy Mị từng là một cô gái sống giữa hết mình với thiên nhiên, hết mình với tình yêu và sự mới mẻ của cuộc sống. Không những vậy, Mị còn là một cô gái có phẩm chất hiếu thảo, yêu thương gia đình, giàu lòng tự trọng và ý thức về sự tự do của bản thân. Khi cha mẹ Mị nợ nhà thống lí Pá Tra, Mị bị bắt về làm dâu gạt nợ. Dù cho cuộc sống nghèo khổ, nhưng khi nghe nói đến chuyện trở thành con dâu nhà thống lí để trừ nợ, Mị đã phản ứng quyết liệt, gay gắt cho việc này. Câu nói của Mị đã thể hiện rất rõ cá tính mạnh mẽ, ý thức, nhân phẩm, đạo đức của Mị. Mị thà chết chứ không chấp nhận trở thành món hàng trao đổi, bị tước lấy đi quyền tự do. Tuy nhiên, hoàn cảnh sống khắc nghiệt khiến Mị rơi vào bi kịch. Vì món nợ của cha mẹ, Mị phải bị bắt về làm dâu trong một sự gượng ép và không thể chống cự. Số phận của Mị không chỉ là số phận của một cá nhân, mà còn là biểu tượng cho những con người nghèo khổ vùng cao – bị bóc lột, bị áp bức bởi tầng lớp thống trị phong kiến miền núi. Qua việc miêu tả Mị trước khi về làm dâu, Tô Hoài không chỉ làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất đáng quý của Mị, mà còn khắc họa lên sức sống tiềm tàng sau này trong cô. Chính vì từng biết yêu, từng có khát vọng sống, nên Mị mới có thể thức tỉnh, vùng lên và tự giải thoát khỏi sự đày đọa về sau. Có thể thấy, trước khi trở thành “con dâu gạt nợ” cho nhà thống lí Pá Tra, Mị đã từng là một cô gái mang trong mình vẻ đẹp thuần khiết, mạnh mẽ và giàu ý chí. Dưới ngòi bút tài hoa của Tô Hoài, hình ảnh Mị chính là tiếng nói cảm thông, là sự trân trọng đối với những con người nhỏ bé nhưng luôn khát khao được sống là chính mình. |
Xem thêm Tổng hợp những bài văn 9+ phân tích nhân vật Mị trước khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra hay nhất: Tại đây
Tổng hợp những bài văn 9+ phân tích nhân vật Mị trước khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra hay nhất? (Hình từ Internet)
Giáo dục phổ thông được chia thành mấy giai đoạn?
Căn cứ theo Điều 28 Luật Giáo dục 2019 quy định về cấp học và độ tuổi giáo dục phổ thông như sau:
Cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông
1. Các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau:
a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;
b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;
c) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.
2. Trường hợp học sinh được học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Học sinh học vượt lớp trong trường hợp phát triển sớm về trí tuệ;
b) Học sinh học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3. Giáo dục phổ thông được chia thành giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Giai đoạn giáo dục cơ bản gồm cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở; giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là cấp trung học phổ thông. Học sinh trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được học khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào học lớp một; việc giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp; các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, giáo dục phổ thông được chia ra thành 2 giai đoạn là giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Trong đó, giai đoạn giáo dục cơ bản gồm cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở; còn giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là cấp trung học phổ thông.
Giáo dục trung học phổ thông hướng đến đối tượng nào?
Căn cứ theo Điều 29 Luật Giáo dục 2019 quy định về mục tiêu của giáo dục phổ thông như sau:
Mục tiêu của giáo dục phổ thông
1. Giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
3. Giáo dục trung học cơ sở nhằm củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học; bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp.
4. Giáo dục trung học phổ thông nhằm trang bị kiến thức công dân; bảo đảm cho học sinh củng cố, phát triển kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có hiểu biết thông thường về kỹ thuật, hướng nghiệp; có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Như vậy, giáo dục phổ thông hướng đến trang bị kiến thức công dân; bảo đảm cho họ sinh củng cố, phát triển kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện được học vấn phổ thông và có hiểu biết thông thường về kỹ thuật, hướng nghiệp; có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, có thể chọn học đại học, học nghề hoặc tham gia vào lao động, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];