Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
05 Mẫu viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử ngô quyền?
Tổng hợp 05 Mẫu viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử ngô quyền? Mục tiêu của chương trình giáo dục tiểu học là gì?
05 Mẫu viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử ngô quyền?
Dưới đầy là 05 Mẫu viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử ngô quyền:
Mẫu viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử ngô quyền 01:
Môt trong những trận đánh lịch sử mà em đặc biệt ấn tượng chính là trận đánh trên sông Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền. Với sự thông minh, tài trí của mình, Ngô Quyền đã lợi dụng địa hình trên sông Bạch Đằng với sự chênh lệch của mực nước khi thủy triều lên xuống. Từ đó, ông cho lính đóng những chiếc cọc gỗ lớn với phần đầu nhọn xuống đáy sông. Để khi nước lên thì không nhìn thấy cọc, nhưng khi nước rút thì những đầu cọc nhọn hoắt đó sẽ nhô lên thành một nơi đáng sợ. Sau đó, Ngô Quyền chỉ huy một nhóm quân ra ứng đối với quân Nam Hán. Quân ta giả vờ thua trận, dụ địch vào bãi cọc và dằng co ở đó. Rồi khi thủy triều rút, bãi cọc nhô lên. Những chiếc thuyền lớn của giặc bị cọc đâm thủng hết và kẹt lại. Quân ta lúc đó mới xông lên, sử dụng những chiếc thuyền nhỏ linh hoạt, đánh giặc thua tan tác. Chiến thắng vẻ vang ấy đến nay vẫn khiến nhân dân ta không thôi tự hào về sự thông minh tài trí của vua Ngô Quyền. |
Mẫu viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử ngô quyền 02:
Trải hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước dân tộc ta đã anh dũng quật cường chống lại rất nhiều thế lực ngoại xâm, nói về những trận chiến vĩ đại nhất của lịch sử dân tộc không thể không kể đến trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938. Cuối năm 938 quân Nam Hán lấy cớ sang xâm lược nước ta lần hai, chúng chọn con đường biển để tấn công vào nước ta. Nắm được tình hình, Ngô Quyền đã tận dụng thời cơ và địa thế của sông Bạch Đằng để bày binh bố trận, ông cho quân lính đóng cọc gỗ ngầm và lợi dụng thuỷ triều lên xuống để làm bẫy hạ gục quân địch. Khi địch vào đến cửa sông, Ngô Quyền cho toán quân nhỏ ra đánh nhử, quân Nam Hán hăm hở đuổi theo mà không biết đã đi qua bãi cọc ngầm, đến khi nước triều rút xuống, quân ta đánh quật ngược trở lại, quân địch trở tay không kịp, tháo chạy không xong. Thuyền địch bị mắc cạn trên bãi cọc ngầm, quân địch bỏ thuyền chạy xuống sông, quân thì bị giết quân thì chết đuối. Quân ta tấn công rất quyết liệt, con trai vua Nam Hán Hoằng Tháo cũng bị giết, vua Nam Hán hốt hoảng ra lệnh rút quân, quân ta toàn thắng. Có thể nói chiến thắng này giống như một mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh bảo vệ đất nước của dân tộc ta. Em hy vọng sẽ có một ngày được đến thăm trận địa cọc ngầm trên sông Bạch Đằng để thấy được những chứng tích hào hùng cho tinh thần bất khuất, quật cường của quân ta. |
Mẫu viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử ngô quyền 03:
Ngô Quyền (898 - 944), còn được biết đến với tên gọi là Tiền Ngô Vương, là vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Năm 938, ông là người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng nổi tiếng. Bằng trí thông minh hơn người ông đã viết thêm trang sử vàng của dân tộc bằng trận đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Trận đánh đấy lợi dụng thủy triều lên xuống mà cấm cọc và lợi dụng thuyền lớn của quân hán đã đánh tan quân hán và giết được Thằng Thao đã chính thức kết thúc hơn một thiên niên kỉ Bắc thuộc, mở ra một thời kì độc lập lâu dài của Việt Nam. Sau chiến thắng này, ông lên ngôi vua, trị vì từ năm 939 đến năm 944. |
Mẫu viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử ngô quyền 04:
Sau chiến thắng vang dội trên sông Bạch Đằng năm 938, Ngô Quyền trở thành vị anh hùng dân tộc, người đã lãnh đạo nhân dân giành lại nền độc lập từ tay quân Nam Hán. Với tài thao lược và lòng yêu nước, ông không chỉ đánh tan quân xâm lược mà còn đặt nền móng cho một triều đại mới. Năm 939, Ngô Quyền chính thức lên ngôi, xưng vương, chấm dứt thời kỳ lệ thuộc vào phong kiến phương Bắc. Ông quyết định đóng đô ở Cổ Loa – kinh đô cũ của nhà nước Âu Lạc thời An Dương Vương. Đây là một bước đi khôn ngoan, thể hiện tầm nhìn xa của Ngô Quyền trong việc xây dựng đất nước. Sau khi lên ngôi, Ngô Quyền đã đưa ra nhiều chính sách quan trọng để củng cố nền độc lập. Ông bãi bỏ chức Tiết độ sứ do phương Bắc áp đặt, khẳng định chủ quyền tự chủ của dân tộc. Dưới sự trị vì của ông, đất nước dần ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện. Tuy chỉ trị vì được sáu năm (939 – 944) nhưng những đóng góp của Ngô Quyền là vô cùng to lớn. Ông không chỉ là một vị tướng tài ba mà còn là một vị vua anh minh, đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển của Đại Việt sau này.
|
Mẫu viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử ngô quyền 04:
Nhắc đến Ngô Quyền, không ai có thể quên chiến công lẫy lừng của ông trên sông Bạch Đằng năm 938. Tuy nhiên, không chỉ là một vị tướng kiệt xuất, Ngô Quyền còn là một vị vua tài ba, người đã khẳng định nền độc lập lâu dài của dân tộc. Sau khi đánh bại quân Nam Hán, Ngô Quyền quyết định tự mình lên ngôi, không chịu sự chi phối của bất kỳ thế lực phương Bắc nào. Ông tuyên bố bãi bỏ chế độ đô hộ, khẳng định Đại Việt là một quốc gia độc lập. Đây là một quyết định có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn, giúp nhân dân ta thoát khỏi ách đô hộ kéo dài hơn một nghìn năm. Trong suốt sáu năm trị vì, Ngô Quyền đã đưa ra nhiều cải cách quan trọng về chính trị và quân sự. Ông tổ chức lại bộ máy chính quyền, củng cố quân đội để bảo vệ đất nước khỏi sự xâm lăng. Chính nhờ những chính sách đúng đắn ấy, Đại Việt có một nền móng vững chắc để phát triển trong tương lai. Ngô Quyền qua đời năm 944, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho nhân dân. Tuy thời gian trị vì không dài, nhưng ông đã trở thành một biểu tượng của tinh thần quật cường và trí tuệ dân tộc, đặt nền móng cho sự phát triển của nước ta trong suốt hàng thế kỷ sau này. |
Lưu ý: thông tin về 05 Mẫu viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử ngô quyền? chỉ mang tính tham khảo!
05 Mẫu viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử ngô quyền? (Hình từ Internet)
Mục tiêu của chương trình giáo dục tiểu học là gì?
Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 6 Luật Giáo dục 2019 quy định về hệ thống giáo dục quốc dân như sau:
Hệ thống giáo dục quốc dân
1. Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
2. Cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
a) Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;
b) Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông;
...
Căn cứ tại khoản 1, khoản 2 Điều 29 Luật Giáo dục 2019 quy định về mục tiêu của giáo dục phổ thông như sau:
Mục tiêu của giáo dục phổ thông
1. Giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
3. Giáo dục trung học cơ sở nhằm củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học; bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp.
4. Giáo dục trung học phổ thông nhằm trang bị kiến thức công dân; bảo đảm cho học sinh củng cố, phát triển kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có hiểu biết thông thường về kỹ thuật, hướng nghiệp; có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Như vậy, mục tiêu của chương trình giáo dục tiểu học đó là:
- Nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
Nội dung đánh giá học sinh tiểu học gồm những nội dung gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Quy định Đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, thì nội dung đánh giá học sinh tiểu học gồm những nội dung dưới đây:
- Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập: đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
- Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực: của học sinh thông qua những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi như sau:
+ Những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
+ Những năng lực cốt lõi:
++ Những năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
++ Những năng lực đặc thù: ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];