Mức lương Kỹ sư năng lượng tái tạo 2025 khiến mọi người bất ngờ?

Mức lương Kỹ sư năng lượng tái tạo 2025 khiến mọi người bất ngờ? Mục tiêu cụ thể của Việt Nam trong việc chuyển đổi năng lượng tái tạo đến năm 2030 là gì?

Đăng bài: 08:21 29/04/2025

Mức lương Kỹ sư năng lượng tái tạo 2025 khiến mọi người bất ngờ?

[1] Công việc của Kỹ sư năng lượng tái tạo 

Kỹ sư năng lượng tái tạo sẽ làm một số các công việc chủ yếu như:

- Thiết kế, thi công, vận hành và bảo trì các hệ thống năng lượng tái tạo như nhà máy điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối;

- Quản lý các nguồn lực, chi phí, tiến độ và chất lượng của các dự án năng lượng tái tạo;

- Nghiên cứu và phân tích các dữ liệu về nguồn năng lượng tái tạo, đánh giá hiệu quả và tiềm năng của các loại năng lượng tái tạo;

- Giám sát và kiểm tra các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn của các hệ thống năng lượng tái tạo;

- Tư vấn cho các khách hàng về các giải pháp và sản phẩm năng lượng tái tạo phù hợp với nhu cầu và điều kiện của họ;

...

[2] Yêu cầu kỹ năng của Kỹ sư năng lượng tái tạo 

Các yêu cầu cơ bản về kỹ năng đối với Kỹ sư năng lượng tái tạo gồm: 

- Nền tảng vững chắc về khoa học và toán học để hiểu các khía cạnh kỹ thuật của hệ thống năng lượng tái tạo.

- Có khả năng học tốt các môn khoa học tự nhiên

- Có khả năng sử dụng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh

 - Có sự đam mê về năng lượng tái tạo

- Có khả năng nghiên cứu, sáng tạo, tư duy phân tích tốt;

- Có khả năng làm việc nhóm, giao tiếp tốt và lập kế hoạch, quản lý công việc tốt

- Niềm đam mê về sự bền vững và bảo tồn môi trường và mong muốn thúc đẩy sự đổi mới và tạo ra tác động tích cực đến hành tinh.

- Tư duy phân tích để giải quyết vấn đề và tối ưu hóa các giải pháp năng lượng tái tạo.

...

[3] Mức lương Kỹ sư năng lượng tái tạo 2025

Theo thống kê của NhanSu.vn thì mức lương cao nhất của vị trí Kỹ sư năng lượng tái tạo đạt mức cao nhất là 25 triệu đồng/tháng, mức lương thấp nhất là 7,4 triệu đồng/tháng, mức lương trung bình chung là 16,8 triệu đồng/tháng. Hiện nay, năng lượng tái tạo là một trong những công việc đang "hot" và thu hút nguồn lực lao động rất lớn. Do đó, có thể thấy, mức lương trung bình của Kỹ sư năng lượng tái tạo so với những ngành nghề khác trên thị trường lao động ở mức khá ổn định (16,8 triệu đồng/tháng).

Lưu ý:

- Mức lương Kỹ sư năng lượng tái tạo trên chưa bao gồm các khoản thưởng hoàn thành theo dự án.

- Mức lương trên còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, như: quy mô, tính chất, tài chính của công ty, kinh nghiệm, sự nhạy bén và mức độ hoàn thành công việc, dụ án và kinh nghiệm của chính bản thân Kỹ sư năng lượng tái tạo.

Xem thêm: [Cập nhật] Mức lương Thông dịch viên Tiếng Hàn 2025 đã thật sự chạm mốc 40 triệu/tháng?

Xem thêm: Nhân viên Nhân sự Tổng hợp là gì? Mức lương Nhân viên Nhân sự Tổng hợp hiện nay ra sao?

Mức lương Kỹ sư năng lượng tái tạo 2025 khiến mọi người bất ngờ?

Mức lương Kỹ sư năng lượng tái tạo 2025 khiến mọi người bất ngờ? (Hình từ Internet)

Mục tiêu cụ thể của Việt Nam trong việc chuyển đổi năng lượng tái tạo đến năm 2030 là gì?

Tại tiểu mục 2 Mục 2 Điều 1 Quyết định 1009/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Đề án triển khai Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng do Thủ tướng Chính phủ ban hành, có nội dung về mục tiêu cụ thể của Việt Nam trong việc triển khai Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (Tuyên bố JETP) đến năm 2030 như sau:

II. MỤC TIÊU
...
2. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn từ nay đến năm 2030
- Xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tạo thuận lợi thu hút nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân tham gia quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng, thúc đẩy chuyển giao công nghệ.
- Xây dựng Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện Tuyên bố JETP (Kế hoạch huy động nguồn lực) và triển khai các dự án thí điểm thực hiện chuyển đổi năng lượng công bằng. Triển khai thực hiện Kế hoạch huy động nguồn lực với hỗ trợ tài chính và chuyển giao công nghệ của quốc tế nhằm thúc đẩy chuyển đổi nhiệt điện than và sử dụng năng lượng hóa thạch sang năng lượng sạch; phát triển các loại hình năng lượng tái tạo, năng lượng mới (hydro xanh, amoniac xanh…).
- Nâng cấp, xây dựng hạ tầng sản xuất, truyền tải, tích trữ, phân phối, điều hành điện thông minh, tiên tiến, hiện đại, có khả năng tích hợp quy mô lớn các nguồn năng lượng tái tạo; tăng cường điện khí hóa, phát triển nguồn nhân lực; từng bước làm chủ công nghệ hiện đại, tiến tới sản xuất được các thiết bị phục vụ phát triển lĩnh vực năng lượng tái tạo; nâng cao năng lực quản trị ngành năng lượng đạt trình độ tiên tiến.
- Phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo, nhất là công nghiệp chế tạo thiết bị năng lượng tái tạo, thiết bị lưu trữ điện năng, thu hồi, hấp thụ, lưu trữ và sử dụng CO2; thúc đẩy sản xuất hydro xanh, amoniac xanh... Phấn đấu đến 2030 hình thành 02 trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng tại các khu vực có nhiều tiềm năng như Bắc Bộ, Nam Trung Bộ, Nam Bộ.
- Xác định các biện pháp giảm thiểu rủi ro để bảo vệ các doanh nghiệp, nhà đầu tư, người lao động và các hộ gia đình nghèo, dễ bị tổn thương trong quá trình chuyển đổi năng lượng; đào tạo mới, nâng cao năng lực để nắm bắt các cơ hội đầu tư và việc làm từ hệ sinh thái phát triển năng lượng tái tạo.
- Tạo sự đồng thuận và tích cực tham gia của người dân, doanh nghiệp, cộng đồng trong sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng và chuyển đổi năng lượng để phấn đấu tỉ lệ năng lượng tái tạo đạt 47% và mức phát thải đỉnh của ngành điện không quá 170 triệu tấn CO2 tương đương, tổng quy mô công suất nhiệt điện than không quá 30.127 MW với sự hỗ trợ đầy đủ và thực chất của quốc tế.
...

Như vậy, đến năm 2030, các mục tiêu cụ thể của Việt Nam trong việc chuyển đổi năng lượng tái tạo gồm:

[1] Xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tạo thuận lợi thu hút nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân tham gia quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng, thúc đẩy chuyển giao công nghệ.

[2] Xây dựng Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện Tuyên bố JETP (Kế hoạch huy động nguồn lực) và triển khai các dự án thí điểm thực hiện chuyển đổi năng lượng công bằng. Triển khai thực hiện Kế hoạch huy động nguồn lực với hỗ trợ tài chính và chuyển giao công nghệ của quốc tế nhằm thúc đẩy chuyển đổi nhiệt điện than và sử dụng năng lượng hóa thạch sang năng lượng sạch; phát triển các loại hình năng lượng tái tạo, năng lượng mới (hydro xanh, amoniac xanh…).

[3] Nâng cấp, xây dựng hạ tầng sản xuất, truyền tải, tích trữ, phân phối, điều hành điện thông minh, tiên tiến, hiện đại, có khả năng tích hợp quy mô lớn các nguồn năng lượng tái tạo; tăng cường điện khí hóa, phát triển nguồn nhân lực; từng bước làm chủ công nghệ hiện đại, tiến tới sản xuất được các thiết bị phục vụ phát triển lĩnh vực năng lượng tái tạo; nâng cao năng lực quản trị ngành năng lượng đạt trình độ tiên tiến.

[4] Phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo, nhất là công nghiệp chế tạo thiết bị năng lượng tái tạo, thiết bị lưu trữ điện năng, thu hồi, hấp thụ, lưu trữ và sử dụng CO2; thúc đẩy sản xuất hydro xanh, amoniac xanh... Phấn đấu đến 2030 hình thành 02 trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng tại các khu vực có nhiều tiềm năng như Bắc Bộ, Nam Trung Bộ, Nam Bộ.

[5] Xác định các biện pháp giảm thiểu rủi ro để bảo vệ các doanh nghiệp, nhà đầu tư, người lao động và các hộ gia đình nghèo, dễ bị tổn thương trong quá trình chuyển đổi năng lượng; đào tạo mới, nâng cao năng lực để nắm bắt các cơ hội đầu tư và việc làm từ hệ sinh thái phát triển năng lượng tái tạo.

[6] Tạo sự đồng thuận và tích cực tham gia của người dân, doanh nghiệp, cộng đồng trong sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng và chuyển đổi năng lượng để phấn đấu tỉ lệ năng lượng tái tạo đạt 47% và mức phát thải đỉnh của ngành điện không quá 170 triệu tấn CO2 tương đương, tổng quy mô công suất nhiệt điện than không quá 30.127 MW với sự hỗ trợ đầy đủ và thực chất của quốc tế.

4 Nguyễn Thị Hồng Phấn

Từ khóa: Mức lương Kỹ sư năng lượng tái tạo Mức lương Kỹ sư năng lượng tái tạo 2025 lương Kỹ sư năng lượng năng lượng tái tạo Mức lương kỹ sư Kỹ sư năng lượng tái tạo Chuyển đổi năng lượng mục tiêu Tuyên bố JETP

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...