Công văn 4738/BTC-TH: Kiện toàn tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp quản lí đầu tư công?

Kiện toàn tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp quản lí đầu tư công theo Công văn 4738/BTC-TH? Phân loại kế hoạch đầu tư công có bao gồm cấp chính quyền địa phương?

Đăng bài: 09:23 15/04/2025

Công văn 4738/BTC-TH: Kiện toàn tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp quản lí đầu tư công?

Căn cứ Công văn 4738/BTC-TH năm 2025 quy định kiện toàn tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp quản lí đầu tư công như sau:

Đề nghị các địa phương nghiên cứu, triển khai công tác chuyển tiếp quản lý các chương trình, nhiệm vụ, dự án, kế hoạch đầu tư công trong quá trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy địa phương theo ba giai đoạn: trước, trong và sau khi có quyết định (hoặc nghị quyết) của cấp có thẩm quyền về sắp xếp, sáp nhập, chia tách đơn vị hành chính, cụ thể như sau:

(1) Giai đoạn trước khi có quyết định, nghị quyết sáp nhập, chia tách,

1.1. Đối với Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh, cấp huyện:

- Thành lập tổ công tác, ban chỉ đạo liên ngành và phân công đầu mối:

+ Trước ngày 30/4/2025, UBND cấp tỉnh thành lập tổ công tác hoặc ban chỉ đạo liên ngành để chỉ đạo, theo dõi, điều phối chung công tác lập phương án tổng thể của địa phương và tổ chức thực hiện bản giao, tiếp nhận các chương trình, nhiệm vụ, dự án, kế hoạch đầu tư công trong giai đoạn sáp nhập, chia tách.

+ UBND cấp tỉnh, cấp huyện phân công một đầu mối chịu trách nhiệm tiếp nhận, xử lý các vướng mắc phát sinh trên địa bàn, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm.

- Rà soát, lập danh mục các chương trình, nhiệm vụ, dự án:

+ Trước ngày 30/6/2025, UBND cấp tỉnh, cấp huyện chỉ đạo các sở, ban, ngành, chủ đầu tư, ban quản lý dự án (BQLDA) rà soát, tổng hợp, lập danh mục tất cả các chương trình, nhiệm vụ, dự án đầu tư công trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, các chương trình, nhiệm vụ, dự án thuộc kế hoạch đầu tư công năm 2025, các chương trình, nhiệm vụ, dự án thuộc kế hoạch vốn các năm trước được cấp có thẩm quyền cho phép chuyển tiếp sang năm 2025, các chương trình, nhiệm vụ, dự án còn dở dang chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành, các dự án còn số dư tạm ứng các năm trước phải theo dõi để tiếp tục thu hồi, các dự án đã phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành nhưng chưa bố trí đủ vốn để thanh toán thuộc cấp minh quản lý, các dự án đang hoặc sắp triển khai (bao gồm thông tin về tổng mức đầu tư; nguồn vốn; kế hoạch vốn bao gồm kế hoạch vốn năm 2025 và kế hoạch vốn các năm trước được cho phép kéo dài sang năm 2025; lũy kế vốn giải ngân từ khởi công, lũy kế vốn thanh toán thuộc kế hoạch vốn năm 2025 và lũy kế vốn thanh toán thuộc kế hoạch vốn các năm trước kéo dài sang năm 2025 đến thời điểm báo cáo; tỷ lệ giải ngân, tiến độ, khó khăn...).

+ Trước ngày 30/6/2025, UBND cấp tỉnh rà soát toàn bộ các dự án sử dụng vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài trên địa bàn tỉnh (bao gồm các dự án đã kết thúc giải ngân đang trả nợ, các dự án đang giải ngân và các dự án dự kiến đề xuất mới trong giai đoạn tới) để chuẩn bị cho công tác bản giao.

+ UBND cấp tỉnh chỉ đạo các sở ban, ngành, UBND cấp dưới khẩn trương tổng hợp, ra soát các dự án, công trình, trụ sở đang triển khai xây dựng hoặc đã phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng chịu tác động bởi việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy. Trên cơ sở đó nghiên cứu đề xuất phương án xử lý với từng dự án (tiếp tục thực hiện hoặc điều chỉnh dự án phù hợp với mục đích sử dụng) đảm bảo tiết kiệm, tránh thất thoát, lãng phí.

+ Công tác quyết toán niên độ NSNN năm 2024 thực hiện như sau: Chủ đầu tư chốt số liệu, đối chiếu với cơ quan Kho bạc Nhà nước theo quy định để phục vụ công tác bàn giao cho chủ đầu tư (đơn vị mới).

- Đảm bảo liên tục chức năng quản lý nhà nước về đầu tư công, bảo đảm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công:

+ UBND cấp tỉnh, cấp huyện chỉ đạo các đơn vị trực thuộc ổn định tổ chức hoạt động, đảm bảo tất cả thủ tục liên quan tới thẩm định, phê duyệt, giải phóng mặt bằng, đấu thầu, nghiệm thu, thanh toán... được thực hiện liên tục, không đình trệ cho đến khi cấp có thẩm quyền quyết định việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tuyệt đối không gián đoạn công tác với lý do “chờ sáp nhập” hay “bỏ cấp hành chính”.

+ UBND cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm tăng cường kiểm tra, giám sát; xử lý nghiêm trưởng hợp cán bộ, đơn vị trì hoãn thực hiện các thủ tục liên quan đến thẩm định, phê duyệt ... gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.

1.2. Đối với các chủ đầu tư, Ban QLDA:

+ Các chủ đầu tư, BQLDA chủ động rà soát, tập hợp, sắp xếp đầy đủ hồ sơ dự án (như: hồ sơ pháp lý, hợp đồng, hồ sơ thanh quyết toán, hồ sơ nghiệm thu khối lượng, quản lý chất lượng...), đảm bảo quản lý chặt chẽ, an toàn hồ sơ tài liệu dự án trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy.

+ Đảm bảo duy trì việc thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công của các dự án được giao quản lý, không để tiến độ thực hiện dự án bị ảnh hưởng trong thời gian trước khi cấp có thẩm quyền quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy.

+ Tổng hợp các khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân, trách nhiệm và đề xuất phương án xử lý, báo cáo tổ công tác, ban chỉ đạo hoặc đầu mối của UBND cấp tỉnh/cấp huyện để chỉ đạo xử lý.

(2) Giai đoạn trong khi triển khai sáp nhập, chia tách (sau khi có quyết định, nghị quyết)

Trong quá trình cấp có thẩm quyền quyết định, quyết nghị việc sáp nhập, điều chỉnh địa giới hành chính, Bộ Tài chính dự kiến báo cáo Ban Chỉ đạo Chính phủ trình cấp có thẩm quyền cho phép các địa phương thực hiện việc bàn giao, tiếp nhận, chuyển tiếp quản lý chương trình, nhiệm vụ, dự án, kế hoạch đầu tư công, như sau:

- Tổ chức bàn giao, tiếp nhận:

+ Thực hiện theo nguyên tắc “tiếp nhận nguyên trạng”: Cơ quan nhận bản giao kế thừa nguyên trạng chương trình, nhiệm vụ, dự án, kế hoạch vốn thuộc phạm vi quản lý tại thời điểm bản giao từ cơ quan cũ.

+ Việc bàn giao, tiếp nhận được lập thành biên bản kèm theo đầy đủ danh mục chương trình, nhiệm vụ, dự án, hồ sơ pháp lý, tài chính; xác định rõ tình hình, tổng mức đầu tư, kế hoạch vốn (bao gồm kế hoạch vốn năm 2025 và kế hoạch vốn các năm trước kéo dài sang năm 2025); số vốn giải ngân (bao gồm lũy kế vốn giải ngân từ khởi công, lũy kế vốn thanh toán thuộc kế hoạch vốn năm 2025 và lũy kế vốn thanh toán thuộc kế hoạch vốn các năm trước kéo dài sang năm 2025) đến thời điểm báo cáo; số vốn còn lại, khối lượng công việc dở dang.

+ Đối với nguồn vốn ODA, biên bản bàn giao của đại diện UBND cấp tỉnh (đơn vị cũ) và UBND cấp tỉnh (đơn vị mới) cần xác định số dư nợ vay lại đã nhận nợ đến thời điểm bàn giao, số nợ (gốc, lãi, phí) đã trả và nghĩa vụ nợ vay lại còn phải trả của từng khoản vay lại. UBND cấp tỉnh mới báo cáo Bộ Tài chính kết quả chuyển giao sau khi sáp nhập địa bàn.

+ Đối với các nhiệm vụ, dự án dở dang khi thực hiện bàn giao phải đảm bảo đầy đủ hồ sơ có liên quan để đơn vị tiếp nhận có thể theo dõi, thực hiện quyết toán khi công trình, dự án hoàn thành. Trường hợp bản giao hợp đồng dở dang thì phải đảm bảo hiệu lực của hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên... để đơn vị nhận bản giao có đủ căn cứ tiếp tục thực hiện.

+ Công tác bản giao và tiếp nhận không được làm ảnh hưởng đến công việc chuyên môn của các đơn vị bàn giao, tiếp nhận. Hạn chế tối đa sự biến động trong công tác quản lý dự án, cần phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng bên đối với nhiệm vụ, dự án và kế hoạch vốn đầu tư công trong từng giai đoạn được giao quản lý; nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng bên trong việc bản giao, tiếp nhận quản lý nhiệm vụ, dự án, kế hoạch vốn.

+ Căn cứ tình hình thực tiễn của địa phương, UBND cấp tỉnh (đơn vị mới) quy định cụ thể thời điểm bản giao (là thời điểm khóa sổ, xác nhận số liệu bản giao) và thời hạn để hoàn tất thủ tục bản giao, tiếp nhận tránh kéo dài, gây chậm tiến độ, đảm bảo hoàn thành việc bàn giao tiếp nhận trong thời gian tối đa 02 tháng kể từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định, quyết nghị việc sắp xếp tổ chức bộ máy.

- Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trọng bàn giao, tiếp nhận:

+ Cơ quan cấp trên chủ đầu tư (đơn vị mới), chủ đầu tư (đơn vị mới), cán bộ tiếp nhận (đơn vị mới), có trách nhiệm chủ động rà soát, tiếp nhận hồ sơ, bảo đảm tiến độ thực hiện, giải ngân, quyết toán dự án không bị ngưng trệ, tổ chức quản lý dự án theo quy định của pháp luật kể từ thời điểm nhận bàn giao.

+ Các cơ quan, tổ chức, cá nhân (đơn vị cũ) vẫn chịu trách nhiệm thực hiện đối với hồ sơ, thủ tục đang dở dang (thẩm định, giải phóng mặt bằng, xác nhận khối lượng hoàn thành...) cho đến khi hoàn tất bàn giao.

+ UBND cấp tỉnh (đơn vị mới) chỉ đạo rà soát số lượng, chất lượng cán bộ quản lý dự án trong quá trình sáp nhập, bảo đảm đủ nhân lực thực hiện nhiệm vụ, không để gián đoạn công việc.

+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân (đơn vị cũ) phải phối hợp bản giao đầy đủ, cản bộ không tự ý chấm dứt hợp đồng hoặc rời vị trí khi chưa hoàn thành nhiệm vụ.

- Trách nhiệm giải trình, xử lý vi phạm:

+ UBND cấp tỉnh (đơn vị mới) quy định rõ chế tài và trách nhiệm giải trình đối với các trường hợp chậm trễ, từ chối ký bản giao, hoặc lợi dụng quá trình sáp nhập để gây thất thoát, lãng phí.

+ Tổ công tác liên ngành, ban chỉ đạo liên ngành kịp thời báo cáo UBND cấp tỉnh (đơn vị mới) xử lý nghiêm các hành vi vi phạm (nếu có).

(3) Giai đoạn sau khi hoàn tất sắp xếp, tổ chức bộ máy

- Tiếp tục triển khai, bảo đảm tiến độ dự án:

+ UBND cấp tỉnh (đơn vị mới) chỉ đạo các sở, ban, ngành, BQLDA và UBND cấp dưới tiếp tục thực hiện chương trình, nhiệm vụ, dự án, kế hoạch vốn còn dang dở, không để mất thời gian chờ đợi.

+ Trong quá trình chuyển tiếp, sắp xếp tổ chức bộ máy, người quyết định đầu tư (đơn vị mới) giao Ban QLDA chuyên ngành, khu vực hoặc lựa chọn đơn vị tư vấn quản lý dự án thực hiện công tác quản lý dự án sau sắp xếp, đảm bảo không để gián đoạn việc tổ chức thực hiện dự án, tuân thủ quy định của pháp luật xây dựng và pháp luật liên quan.

+ UBND cấp tỉnh (đơn vị mới) tăng cường thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với công tác giải phóng mặt bằng, giao đơn vị trực thuộc khẩn trương tiếp nhận công tác giải phóng mặt bằng của cấp huyện trước đây để triển khai thực hiện, đảm bảo không gián đoạn công tác này, nhất là việc giải phóng mặt bằng của các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, có tác động liên vùng triển khai trên địa bàn.

+ Trường hợp phát sinh vướng mắc do sắp xếp, điều chỉnh địa giới hành chính, UBND cấp xã báo cáo UBND cấp tỉnh xem xét, giải quyết; trường hợp vượt thẩm quyền UBND tỉnh báo cáo Ban Chỉ đạo Chính phủ thông qua Bộ Tải chính để tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

+ UBND cấp tỉnh (đơn vị mới) thực hiện các thủ tục giới thiệu chữ ký mẫu, hủy chữ ký mẫu ký đơn rút vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi của đại diện của chủ dự án hoặc Ban quản lý dự án do chủ dự án ủy quyền.

- Về việc điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, kế hoạch đầu tư công:

Để đảm bảo việc chuyển tiếp quản lý chương trình, nhiệm vụ, dự án và kế hoạch đầu tư công kịp thời, chính xác, giảm thiểu tối đa thủ tục, Bộ Tài chính dự kiến báo cáo cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện việc chuyển tiếp như sau:

+ Sáp nhập tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

++ Đối với việc thay đổi cơ quan chủ quản: Tỉnh, Thành phố (đơn vị mới) sau sáp nhập sẽ thực hiện chức năng, nhiệm vụ cơ quan chủ quản của các dự án thuộc các tỉnh, thành phố trước sáp nhập.

++ Đối với việc thay đổi chủ đầu tư: Cơ quan chủ quản đầu tư (đơn vị mới) sẽ ban hành văn bản hành chính quyết định chủ đầu tư (đơn vị mới).

++ Đối với điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công: Tỉnh, thành phố (đơn vị mới) tiếp nhận toàn bộ kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm của các tỉnh, thành phố trước khi sáp nhập.

- Bỏ cấp huyện:

++ Đối với việc điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn trong tổng mức đầu tư: Chủ tịch UBND cấp tỉnh (đơn vị mới) ban hành văn bản hành chính điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn trong tổng mức đầu tư dự án có sử dụng ngân sách cấp huyện trên cơ sở điều chỉnh lại phân cấp ngân sách (nguồn thu và nhiệm vụ chi).

++ Đối với việc thay đổi cấp quyết định đầu tư: Chủ tịch UBND cấp tỉnh (đơn vị mới) quyết định việc điều chỉnh cấp quyết định đầu tư của các dự án trước đây thuộc cấp huyện (chuyển về tinh hoặc giao về xã) căn cứ theo quy định của pháp luật chuyên ngành về phân cấp quản lý công trình, kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và tình hình thực tiễn sắp xếp của từng địa phương.

++ Đối với việc thay đổi chủ đầu tư: Cấp quyết định đầu tư (đơn vị mới) sẽ ban hành văn bản hành chính quyết định chủ đầu tư (đơn vị mới).

++ Đối với điều chỉnh kế hoạch đầu tư công: Chủ tịch UBND cấp tỉnh (đơn vị mới) ban hành văn bản hành chính điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm tương ứng với cơ cấu nguồn vốn phân chia lại giữa cấp xã và cấp tỉnh.

- Về quyết toán vốn đầu tư công nguồn NSNN (theo niên độ) và quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành:

+ Về quyết toán vốn đầu tư công nguồn NSNN theo năm ngân sách (quyết toán theo niên độ):

Cơ quan, đơn vị trực thuộc cấp tỉnh hoặc cấp xã lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư công nguồn NSNN đã tiếp nhận từ cấp huyện trong cùng báo cáo quyết toán theo niên độ của cơ quan, đơn vị mình khi kết thúc năm ngân sách. Thời hạn khóa sổ để lập báo cáo quyết toán theo niên độ, nội dung báo cáo quyết toán theo niên độ (đã bao gồm vốn đầu tư công đã tiếp nhận từ cấp huyện), trình tự, thời hạn lập, xét duyệt và gửi báo cáo theo niên độ của cơ quan, đơn vị cấp tỉnh hoặc cấp xã thực hiện theo quy định hiện hành.

+ Về quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành:

Việc quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành trong và sau quá trình kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 02 cấp được thực hiện theo các trường hợp sau:

+ Trưởng hợp dự án do cấp huyện quản lý bản giao cho cấp tỉnh quản lý: cơ quan, đơn vị trực thuộc cấp tỉnh nhận bàn giao dự án sẽ kế thừa toàn bộ trách nhiệm của cấp huyện đối với việc quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành. Chủ tịch UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành.

+ Trường hợp dự án do cấp huyện quản lý bản giao cho cấp xã quản lý: đơn vị trực thuộc cấp xã nhận bàn giao sẽ kế thừa toàn bộ trách nhiệm của cấp huyện đối với việc quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành. Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành.

- Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm:

+ Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đặc biệt đối với hạng mục giải phóng mặt bằng, đấu thầu, thanh quyết toán.

+ Chú trọng phòng ngừa rủi ro thất thoát, tham nhũng, lãng phí trong giai đoạn chuyển giao, nhất là khi thay đổi địa bàn, thay đổi chủ đầu tư.

+ Xử lý nghiêm hành vi lợi dụng quá trình sắp xếp, kiện toàn bộ máy để trục lợi, gây thất thoát, lãng phí hoặc làm chậm tiến độ giải ngân.

- Báo cáo kết quả:

Định kỳ (theo quý, năm) hoặc đột xuất, các địa phương báo cáo Ban Chỉ đạo Chính phủ thông qua Bộ Tài chính về tinh hình thực hiện, giải ngân, vướng mắc và phương án giải quyết.

Trên là thông tin Công văn 4738/BTC-TH: Kiện toàn tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp quản lí đầu tư công.

Công văn 4738/BTC-TH: Kiện toàn tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp quản lí đầu tư công?

Công văn 4738/BTC-TH: Kiện toàn tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp quản lí đầu tư công? (Hình từ Internet)

Phân loại kế hoạch đầu tư công có bao gồm cấp chính quyền địa phương không?

Căn cứ khoản 2 Điều 49 Luật Đầu tư công 2024 quy định như sau:

Phân loại kế hoạch đầu tư công
...
2. Phân loại kế hoạch đầu tư công theo cấp quản lý bao gồm:
a) Kế hoạch đầu tư công của quốc gia;
b) Kế hoạch đầu tư công của các Bộ, cơ quan trung ương;
c) Kế hoạch đầu tư công của các cấp chính quyền địa phương.
...

Như vậy, phân loại kế hoạch đầu tư công theo cấp quản lý có bao gồm cấp chính quyền địa phương. Cụ thể, phân loại kế hoạch đầu tư công theo cấp quản lý bao gồm:

- Kế hoạch đầu tư công của quốc gia;

- Kế hoạch đầu tư công của các Bộ, cơ quan trung ương;

- Kế hoạch đầu tư công của các cấp chính quyền địa phương.

Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm quy định ra sao?

Căn cứ Điều 51 Luật Đầu tư công 2024 quy định như sau:

- Phù hợp với các mục tiêu phát triển tại chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phương hướng hoặc kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm và hằng năm của quốc gia, ngành, lĩnh vực, địa phương và các quy hoạch đã được phê duyệt, kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm.

- Phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác; bảo đảm cân đối vĩ mô, ưu tiên an toàn nợ công.

- Việc phân bổ vốn đầu tư công phải tuân thủ nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công trong từng giai đoạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Ưu tiên bố trí vốn cho các ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ theo mục tiêu và định hướng phát triển của từng thời kỳ.

- Bảo đảm công khai, minh bạch và công bằng.

- Bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư, tạo quyền chủ động cho Bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo quy định của pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.

- Kế hoạch đầu tư công hằng năm phải phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được phê duyệt, trừ kế hoạch đầu tư công năm đầu tiên.

16 Huỳnh Hữu Trọng

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...