Bản đồ Việt Nam trước và sau sáp nhập tỉnh 2025 theo Nghị quyết 60?
Nghị quyết 60: Bản đồ Việt Nam trước và sau sáp nhập tỉnh 2025? Danh sách 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh không thực hiện sáp nhập?
Bản đồ Việt Nam trước và sau sáp nhập tỉnh 2025 theo Nghị quyết 60?
Bản đồ Việt Nam 63 đơn vị hành chính trước khi sáp nhập tỉnh:
Căn cứ Danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh ban hành kèm theo Nghị quyết số 60-NQ/TW năm 2025, thì:
Bản đồ Việt Nam trước và sau sáp nhập tỉnh 2025 theo Nghị quyết 60:
Trên là thông tin bản đồ Việt Nam trước và sau sáp nhập tỉnh 2025 theo Nghị quyết 60.
>> Chốt 34 tỉnh thành mới sẽ chính thức hoạt động sau sáp nhập tỉnh theo Kế hoạch 47 từ ngày nào?
Bản đồ Việt Nam trước và sau sáp nhập tỉnh 2025 theo Nghị quyết 60? (Hình từ Internet)
Thông qua một số nội dung cụ thể tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết 60 ra sao?
Căn cứ Mục 5 Nghị quyết số 60-NQ/TW năm 2025, quy định thông qua một số nội dung cụ thể tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị như sau:
- Về tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp:
(1) Đồng ý chủ trương tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp: Cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), cấp xã (xã, phường, đặc khu trực thuộc tỉnh, thành phố); kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện từ ngày 01/7/2025 sau khi Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 (sửa đổi) có hiệu lực thi hành.
(2) Đồng ý số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương); tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp được xác định theo các nguyên tắc nêu tại Tờ trình và Đề án của Đảng uỷ Chính phủ (Danh sách chi tiết kèm theo). (3) Đồng ý sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã bảo đảm cả nước giảm khoảng 60 - 70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã so với hiện nay.
- Về tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ:
(1) Đồng ý chủ trương sắp xếp, tinh gọn hợp nhất cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở cấp Trung ương, cấp tỉnh và cấp xã như Tờ trình và Đề án của Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương; việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy phải bảo đảm sâu sát cơ sở, địa bàn, chăm lo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân và đoàn viên, hội viên của tổ chức mình.
(2) Thống nhất chủ trương kết thúc hoạt động của công đoàn viên chức, công đoàn lực lượng vũ trang; giảm mức đóng góp công đoàn phí của đoàn viên công đoàn.
- Về hệ thống tổ chức Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp: Đồng ý chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân; hệ thống tổ chức Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân có 3 cấp: Toà án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, cấp tỉnh, cấp khu vực. Kết thúc hoạt động của Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao và Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện.
- Về hệ thống tổ chức đảng ở địa phương: Đồng ý chủ trương lập tổ chức đảng ở địa phương tương ứng với hệ thống hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Kết thúc hoạt động của đảng bộ cấp huyện (huyện, thị xã, thành phố, quận trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương). Lập tổ chức đảng tương ứng với đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã theo đúng Điều lệ Đảng, quy định của Trung ương.
Nghị quyết thông qua nội dung cơ bản các dự thảo văn kiện trình Đại hội 14 là gì?
Căn cứ Mục 1 Nghị quyết số 60-NQ/TW năm 2025, quy định thông qua nội dung cơ bản các dự thảo văn kiện trình Đại hội 14 như sau:
- Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 14 của Đảng.
- Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam.
- Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 về tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 14 của Đảng.
- Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030; phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026 - 2030.
Giao Bộ Chính trị căn cứ ý kiến thảo luận của Trung ương và Báo cáo tiếp thu, giải trình của Bộ Chính trị để chỉ đạo các Tiểu ban Đại hội 14 tiếp thu, hoàn thiện các dự thảo văn kiện trên để lấy ý kiến đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 theo quy định.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];