Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Cao Bằng không đủ tiêu chuẩn nhưng không sáp nhập tỉnh 2025?
Cao Bằng tuy không đủ tiêu chuẩn nhưng không sáp nhập tỉnh năm 2025? Nguyên tắc phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương?
Cao Bằng không đủ tiêu chuẩn nhưng không sáp nhập tỉnh 2025?
Dưới đây là Thông tin Cao Bằng không đủ tiêu chuẩn nhưng không sáp nhập tỉnh 2025:
Theo tiểu mục 3.1 Mục 4 Phần thứ hai Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025, thực hiện sắp xếp đối với các ĐVHC có diện tích tự nhiên không đạt 100% tiêu chuẩn của ĐVHC cấp tỉnh quy định tại Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (sửa đổi, bổ sung tại Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15), thì các tiêu chí tự nhiên để sáp nhập ĐVHC cấp tỉnh gồm:
[1] Tỉnh thuộc khu vực miền núi, vùng cao: diện tích tự nhiên dưới 8.000 km2
[2] Tinh thuộc khu vực đồng bằng: diện tích tự nhiên dưới 5.000 km.
Tiêu chuẩn khi được áp dụng yếu tố đặc thù (ĐVHC nông thôn ở vùng Đồng bằng sông Hồng thì mức tối thiểu của tiêu chuẩn diện tích tự nhiên bằng 70% mức quy định đối với ĐVHC nông thôn tương ứng): diện tích tự nhiên dưới 3.500 km2.
[3] Thành phố trực thuộc trung ương: diện tích tự nhiên dưới 1.500 km.
Tuy nhiên, theo tiểu mục 3.2 Mục 3 Phần thứ hai Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025, thì riêng đối với tỉnh Cao Bằng có diện tích tự nhiên chưa đạt theo quy định (6.700,4 km chỉ đạt 83,8% tiêu chuẩn) nhưng không thực hiện sắp xếp vì các lý do:
[1] Tỉnh có đường biên giới quốc gia rất dài giáp với nước Trung Quốc, địa hình đồi núi cao chia cắt phức tạp, hiểm trở, có gần 95% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số;
[2] Các tỉnh giáp ranh đều không phù hợp để sắp xếp, sáp nhập: Phía Tây giáp ranh tỉnh Hà Giang đã dự kiến sáp nhập với tỉnh Tuyên Quang thành một tỉnh mới có diện tích tự nhiên lớn. Phía Nam giáp ranh với tỉnh Bắc Kạn nhưng đã dự kiến sáp nhập với tỉnh Thái Nguyên. Phía Đông giáp ranh với tỉnh Lạng Sơn có diện tích lớn và đã bảo đảm đạt 100% cả 02 tiêu chuẩn về diện tích và quy mô dân số, nếu sáp nhập tỉnh Cao Bằng và tỉnh Lạng Sơn sẽ thành một tỉnh mới có chiều dài đường biên giới lớn, khó khăn trong công tác bảo đảm quốc phòng an ninh.
Lưu ý: Thông tin Cao Bằng không đủ tiêu chuẩn nhưng không sáp nhập tỉnh 2025? chỉ mang tính chất tham khảo!
Xem thêm: Tiêu chuẩn ĐVHC cấp xã theo Quyết định 759?
Xem thêm: Chính thức công bố tiêu chí sáp nhập tỉnh 2025 theo Quyết định 759?
Cao Bằng không đủ tiêu chuẩn nhưng không sáp nhập tỉnh 2025? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương?
Theo khoản 2 Điều 11 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025, thì các nguyên tắc phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương gồm:
[1] Xác định rõ nội dung và phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn mà chính quyền địa phương được quyết định, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả;
[2] Bảo đảm không trùng lặp, chồng chéo về nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương, giữa chính quyền địa phương các cấp và giữa các cơ quan, tổ chức thuộc chính quyền địa phương;
[3] Phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và khả năng, điều kiện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước cấp trên được bảo đảm các điều kiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đó;
[4] Bảo đảm tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình và thực hiện có hiệu quả việc kiểm soát quyền lực gắn với trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên; kịp thời điều chỉnh nội dung phân quyền, phân cấp khi cơ quan, tổ chức, cá nhân được phân quyền, phân cấp thực hiện không hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
[5] Bảo đảm tính thống nhất trong tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật;
[6] Đáp ứng yêu cầu quản trị địa phương; ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số;
[7] Những vấn đề liên quan đến phạm vi từ 02 đơn vị hành chính cấp xã trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương cấp huyện; những vấn đề liên quan đến phạm vi từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương cấp tỉnh; những vấn đề liên quan đến phạm vi từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nhà nước ở trung ương, trừ trường hợp luật, nghị quyết của Quốc hội có quy định khác.
Thẩm quyền quyết định sáp nhập, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh thuộc về cơ quan nào?
Tại khoản 1 Điều 9 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định như sau:
Thẩm quyền quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính
1. Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh.
...
Theo đó, Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền quyết định sáp nhập, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];