Thay đổi chức năng nhiệm vụ quyền hạn của chính quyền địa phương 2 cấp sau sáp nhập?

Chức năng nhiệm vụ quyền hạn của chính quyền địa phương 2 cấp sau sáp nhập? Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương?

Đăng bài: 10:30 15/04/2025

Thay đổi chức năng nhiệm vụ quyền hạn của CQĐP cấp tỉnh và cấp xã sau sáp nhập?

Căn cứ Tiểu mục 1.5 Mục 1 Phần thứ hai Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 quy định thay đổi chức năng nhiệm vụ quyền hạn của chính quyền địa phương 2 cấp sau sáp nhập như sau:

- Đối với cấp tỉnh (tinh, thành phố trực thuộc trung ương):

Là cấp cao nhất trong hệ thống, tổ chức chính quyền địa phương, là nơi chịu sự chỉ đạo trực tiếp của chính quyền Trung ương.

Cấp tỉnh có vị pháp lý rât quan trọng, có các chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền bao quát một địa bàn dân cư rộng lớn (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) với các đặc điểm, đặc thù, tính chất và yêu cầu quản lý rất đa dạng.

Vì vậy, đòi hỏi phải có một mô hình tổ chức thích hợp với đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và khả năng quản lý, điều hành, nhằm giúp Trung ương quản lý theo địa bàn lãnh thổ tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội tại mỗi tỉnh, thành phố, đảm bảo thực hiện hiệu quả các thể chế, chính sách, pháp luật thống nhất từ trung ương đến địa phương trên phạm vi cả nước.

Theo đó, cấp tỉnh vừa là cấp thực hiện chính sách (từ Trung ương), vừa là cấp ban hành chính sách trên địa bàn tỉnh, thành phố.

- Đối với cấp xã (xã, phường, đặc khu):

Là cấp chính quyền sát dân nhất, gắn bó mật thiết với Nhân dân, đại diện trực tiếp cho ý chí, nguyện vọng, quyền và lợi ích của Nhân dân, đồng thời là nơi trực tiếp tổ chức các hoạt động quản lý, điều hành các công việc hành chính và trực tiếp tổ chức thực hiện các thể chế, chính sách, pháp luật của Trung ương và chính quyền địa phương cấp tỉnh tại địa bàn cấp xã.

Theo đó, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của chính quyền địa phương cấp xã cần được xây dựng và quy định phù hợp theo hướng chủ yếu là Cấp thực hiện chính sách (từ trung tương và cấp tỉnh), được ban hành văn bản quy phạm pháp luật để tổ chức thi hành pháp luật và quyết định các vấn đề thuộc thẳm quyền của cấp xã trên địa bàn.

Từ định hướng xác định vị trí, vai trò, chức năng của từng cấp chính quyền địa phương (cấp tỉnh và cấp xã) nêu trên, làm căn cứ đề xuất xác định và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cấp tỉnh và cấp xã như sau:

+ Đối với chính quyền địa phương cấp tỉnh:

Ngoài các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp tỉnh theo quy định hiện hành, Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ rà soát, đề xuất sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các luật chuyên ngành để đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương. cấp tỉnh thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn hiện nay đang quy định cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, bảo đảm phù hợp với thực tiễn, đặc điểm, đặc thù của từng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tạo sự chủ động, sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương cấp tỉnh theo phương châm ''địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”. Theo đó, chính quyên địa phương cấp tỉnh có 10 Nhóm nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản sau đây:

(1) Tổ chức thi hành Hiến pháp, pháp luật ở địa phương bảo đảm tính thống, nhất trong thực hiện thể chế, chính sách, pháp luật từ Trung ương đến địa phương, tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính quốc gia.

(2) Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, trung hạn và hằng năm; quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực của địa phương theo quy định của pháp luật; những vấn đề liên quan đến 02 ĐVHC cấp xã trở lên.

(3) Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chỉ ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong, trường hợp cần thiệt; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; quyết định các nội dung liên quan đến phí, lệ phí, việc vay các nguồn vốn theo quy định của pháp luật.

(4) Quyết định cơ chế, chính sách, biện pháp để phát triển các lĩnh vực tài chính, đầu tư, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đất đai, tài nguyên, môi trường, thương mại, dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, giáo dục, y tế, hành chính tư pháp, nội vụ, lao động, xã hội, văn hóa, thông tin, du lịch, thể dục thể thao của địa phương theo quy định của pháp luật.

(5) Quyết định biện pháp để thực hiện các chính sách dân tộc, tôn giáo; biện pháp bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đối ngoại; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân, bảo đảm quyền con người, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lăng phí, phòng, chống tội phạm và các hành vĩ vi phạm pháp luật khác ở địa phương theo quy định của pháp luật,

(6) Căn cứ vào chủ trương của Đảng, quyết định áp dụng thí điểm các chính sách đặc thù, đặc biệt, chưa được quy định trong pháp luật để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn sau khi đã báo cáo và được cấp có thẩm quyển cho phép thực hiện.

(7) Quyết định về các vấn đề về nhân sự của cấp mình và cấp xã theo. phân cấp quản lý cần bộ của cơ quan có thẳm quyền; ban hành theo thâm quyền các quy chế, quy định về phương thức tổ chức, hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyển quản lý của cấp mình;

(8) Quyết định biên chế cán bộ, công chức trong các cơ quyền địa phương các cấp theo chỉ tiêu biên chế được cắp có thẩm quyền giao; quyết định tổng số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý; quyết định tổng số lượng và mức phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách; quyết định. chính sách trọng dụng nhân tài, chính sách thu hút, khuyến khích đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc tại địa phương phù hợp với điều khả năng ngân sách của địa phương.

(9) Ban hành các chính sách, pháp luật về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyển hạn của cấp mình; bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung các thể chế, chính sách do mình ban hành khi xét thấy không còn phù hợp hoặc trái pháp luật.

(10) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được các cơ quan nhà nước ở “Trung ương phân cấp, ủy quyền; các nhiệm vụ, quyền hạn chuyên giao từ chính quyền địa phương cấp huyện hiện nay đang thực hiện mà các nhiệm vụ, quyền hạn đó vượt quá khả năng thực hiện của cấp xã.

Đối với chính quyền địa phương thành phố trực thuộc Trung ương: Ngoài 10 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản nêu trên, còn có các nhiệm vụ, quyền hạn về quyết định chiến lược, cơ chế, chính sách, biện pháp để phát triên kinh tế - xã hội, hạ tằng đô thị, các ngành, lĩnh vực trên địa bàn; Quyết định biện pháp để phát huy vai trò trung tâm kinh tế - xã hội của đô thị lớn trong mối liên hệ với các địa phương trong vùng, khu vực và cả nước; Quyết định biện pháp quản lý dân cư ở thành phố và tổ chức đời sống dân cư đô thị theo quy định của pháp luật.

+ Chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương cấp xã (xã, đặc khu):

Chính quyền địa phương cấp xã (xã, phường, đặc khu) thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn liên quan trực tiếp đến người dân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn hiện đang được quy định cho chính quyền địa phương cấp xã và chính quyền địa phương cấp huyện. Theo đó, các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp huyện hiện nay được chuyển toàn bộ về cho. chính quyền địa phương cấp xã thực hiện.

Căn cứ quy mô, điều kiện, đặc điểm của từng cấp xã và năng lực quản lý mà chính quyền địa phương cấp xã được phân cấp, phân quyền nhiều hơn từ Trung ương và cấp tỉnh theo năng lực và yêu câu quản lý (nhất là đối với các phường thuộc đô thị lớn, đặc khu Phú Quốc và các xã có quy mô lớn). Theo đó, chính quyền địa phương cấp xã có 07 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản sau đây:

(1) Tổ chức thi hành Hiến pháp, pháp luật và văn bản của cơ quan cấp trên ở địa bàn.

(2) Quyết định về tài chính, ngân sách của cấp mình trên địa bàn cấp xã (trừ các nội dung thuộc thẩm quyền cấp tỉnh); được ban hành văn bản quy phạm pháp luật; được hỗ trợ nguồn tài chính, ngân sách từ Trung ương và cấp tỉnh để bảo đảm cho các hoạt động công ích.

(3) Thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nông nghiệ phát triển cộng đồng, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ, thúc đây ngành du lịch, dịch vụ.

(4) Quản lý tài sản, cơ sở hạ tằng phục vụ người dân trên địa bản; quản lý. các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trạm y tế, chăm sóc người cao tuổi, bảo vệ trẻ em, phúc lợi xã hội; duy tr truyền thông văn hồa ở địa phương, quản lý các cơ sở văn hóa, thễ thao và giải trí.

(5) Cũng ứng các dịch vụ công thiết yếu phục vụ người dân như cấp nước, xử lý nước thải, rác thải, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nỗ trên địa bàn.

(6) Giải quyết các thủ tục hành chính và cung ứng các dịch vụ công, trực tiếp đến người dân trên địa bàn.

(7) Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được chính quyền địa phương cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền.

Đối với chính quyền địa phương ở phường (đô thị) thì ngoài việc thực hiện 07 nhóm nhiệm vụ chung của chính quyền địa phương cấp xã nêu rên, còn thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn riêng có của chính quyền đô tị. Đồi với chính quyển địa phương ở đặc khu (hải đảo) thì ngoài việc thực hiện 07 nhóm, nhiệm vụ chung của chính quyền địa phương cấp xã, còn thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn riêng có của chính quyền địa phương đặc khu phù hợp với đặc thù của hải đảo.

Trên là thông tin thay đổi chức năng nhiệm vụ quyền hạn của chính quyền địa phương 2 cấp sau sáp nhập.

>> Đã có phương án sắp xếp biên chế cán bộ công chức cấp xã sau sáp nhập?

>> Công văn 4738/BTC-TH: Kiện toàn tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp quản lí đầu tư công?

Thay đổi chức năng nhiệm vụ quyền hạn của chính quyền địa phương 2 cấp sau sáp nhập?

Thay đổi chức năng nhiệm vụ quyền hạn của chính quyền địa phương 2 cấp sau sáp nhập? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương?

Căn cứ Điều 16 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định như sau:

- Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

+ Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét ban hành nghị quyết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, h, i, k và l khoản 1 Điều 15 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025;

+ Tổ chức thi hành Hiến pháp 2013, pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp; bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực và các nguồn lực khác để thi hành Hiến pháp 2013 và pháp luật ở địa phương;

+ Chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan nhà nước ở trung ương, chính quyền các địa phương thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, liên kết địa phương, thực hiện quy hoạch vùng, bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân;

+ Thực hiện quản lý hành chính nhà nước tại địa phương bảo đảm tính thống nhất, thông suốt, liên tục, hiệu lực, hiệu quả, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, quản trị hiện đại, trong sạch, công khai, minh bạch, phục vụ Nhân dân;

+ Quản lý biên chế công chức trong các cơ quan hành chính của chính quyền địa phương các cấp, số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý, số lượng cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố của địa phương theo quy định của pháp luật và cấp có thẩm quyền;

+ Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình; quyết định thành lập, tổ chức lại, thay đổi tên gọi, giải thể và quy định tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình theo quy định của pháp luật;

+ Quyết định số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân từng đơn vị hành chính cấp huyện bảo đảm tổng số Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn không vượt quá tổng số tính theo khung số lượng do Chính phủ quy định;

+ Ban hành, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung văn bản do mình ban hành khi xét thấy không còn phù hợp hoặc trái pháp luật;

+ Ban hành Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân cấp mình;

+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp, ủy quyền và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

- Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 và các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

+ Xây dựng trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét ban hành nghị quyết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 15 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025;

+ Quyết định quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển đô thị, hạ tầng đô thị theo quy định của pháp luật;

+ Quản lý thống nhất quỹ đất đô thị, hạ tầng đô thị trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

+ Quyết định chuyển một số chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố cho các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương?

Căn cứ Điều 17 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định như sau:

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

+ Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân; triệu tập và chủ tọa các phiên họp của Ủy ban nhân dân;

+ Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ thi hành Hiến pháp 2013, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp mình; kiểm tra và xử lý các vi phạm trong quá trình triển khai thực hiện Hiến pháp 2013 và pháp luật ở địa phương;

+ Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính; về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; về thực hiện cải cách hành chính và cải cách công vụ, công chức trong hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương;

+ Lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra công tác của các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới;

+ Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phát triển các ngành, lĩnh vực ở địa phương; tổ chức thực hiện quản lý nhà nước tại địa phương trong các lĩnh vực tài chính, đầu tư, đất đai, tài nguyên, môi trường, thương mại, dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, giáo dục, y tế, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, nội vụ, lao động, văn hóa, thông tin, du lịch, thể dục thể thao, xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hoạt động đối ngoại; bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân, bảo đảm quyền con người; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác tại địa phương theo quy định của pháp luật;

+ Quyết định áp dụng các biện pháp cấp bách khác quy định của pháp luật trong trường hợp thật cần thiết vì lợi ích quốc gia, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo đảm tính mạng, tài sản của Nhân dân trên địa bàn, sau đó báo cáo cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Thủ tướng Chính phủ trong thời gian sớm nhất;

+ Chỉ đạo và chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, tài chính và nguồn ngân sách nhà nước được giao trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

+ Chỉ đạo và chịu trách nhiệm trong công tác tuyển dụng, sử dụng công chức, viên chức trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân cấp của cơ quan nhà nước cấp trên; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình;

+ Chỉ đạo, xử lý kịp thời các tình huống khẩn cấp liên quan đến thiên tai, bão lụt, dịch bệnh tại địa phương;

+ Chỉ đạo việc thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và trong các hoạt động kinh tế - xã hội ở địa phương;

+ Phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm và quyết định điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp mình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình;

+ Ban hành, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung văn bản do mình ban hành khi xét thấy không còn phù hợp hoặc trái pháp luật;

+ Đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình và văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;

+ Đình chỉ việc thi hành văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp huyện, báo cáo Ủy ban nhân dân để đề nghị Hội đồng nhân dân cùng cấp bãi bỏ;

+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp, ủy quyền và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 và các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

+ Chỉ đạo và tổ chức thực hiện quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển đô thị, hạ tầng đô thị trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

+ Chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc sử dụng quỹ đất đô thị phục vụ cho việc xây dựng công trình hạ tầng đô thị theo quy định của pháp luật;

+ Chỉ đạo kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong việc xây dựng nhà ở, công trình xây dựng tại đô thị;

+ Thực hiện nhiệm vụ quản lý dân cư đô thị; phòng, chống các tệ nạn xã hội ở đô thị;

+ Thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ không gian, kiến trúc và cảnh quan đô thị; tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự công cộng, an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông.

8 Huỳnh Hữu Trọng

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...