Cựu Chủ tịch nước là gì? So sánh Nguyên Chủ tịch nước và Cựu Chủ tịch nước?
Cựu Chủ tịch nước? So sánh Nguyên Chủ tịch nước và Cựu Chủ tịch nước? Chủ tịch nước phải đáp ứng tiêu chuẩn chức danh cụ thể?
Cựu Chủ tịch nước là gì? So sánh Nguyên Chủ tịch nước và Cựu Chủ tịch nước?
Căn Điều 86 Hiến pháp 2013 quy định như sau:
Điều 86.
Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
Như vậy, Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
Theo đó, Cựu Chủ tịch nước là người từng giữ chức vụ Chủ tịch nước tuy nhiên hiện tại đã không còn trong quá trình công tác tại các vị trí nghề nghiệp khác hoặc đã nghỉ hưu.
Cách gọi có thêm từ nguyên là cách gọi trang trọng và thể hiện người giữ chức vụ quan trọng như chức vụ Chủ tịch nước.
Cách gọi Nguyên Chủ tịch nước là chỉ người đã từng giữ chức vụ Chủ tịch nước những đã thực hiện thôi chức vụ Chủ tịch nước hoặc đã chuyển sang vị trí công việc khác.
Nguyên Chủ tịch nước là người đã từng làm việc tại vị trí này nhưng đã không còn giữ chức vụ đó và đã đảm nhận vị trí, chức vụ khác. Trong khi đó, Cựu Chủ tịch nước là người đã từng làm việc tại vị trí này nhưng hiện tại đã không còn làm việc nữa, có thể xem là đã nghỉ hưu. Cả 02 trường hợp đều là người từng giữ chức vụ Chủ tịch nước.
Trên là thông tin Cựu Chủ tịch nước là gì? So sánh Nguyên Chủ tịch nước và Cựu Chủ tịch nước.
>> Từ 4 5 2025, danh sách chế độ công tác phí cán bộ công chức viên chức?
>> Tiểu sử, quá trình công tác của đồng chí Trần Đức Lương nguyên Chủ tịch nước?
Cựu Chủ tịch nước là gì? So sánh Nguyên Chủ tịch nước và Cựu Chủ tịch nước? (Hình từ Internet)
Chủ tịch nước phải đáp ứng tiêu chuẩn chức danh cụ thể như thế nào?
Căn cứ Tiểu mục 2.4 Mục 2 Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 quy định như sau:
2. Tiêu chuẩn chức danh cụ thể
Tiêu chuẩn các chức danh dưới đây phải bảo đảm đầy đủ tiêu chuẩn chung nêu tại Mục 1, Phần I, Quy định này; đồng thời, đáp ứng các tiêu chuẩn của mỗi chức danh, cụ thể như sau:
...
2.3. Tổng Bí thư
Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: Có uy tín cao trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và nhân dân; là trung tâm đoàn kết, quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân và sức mạnh thời đại để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Tiêu biểu nhất về đạo đức, trí tuệ của toàn Đảng. Có trình độ cao về lý luận chính trị. Có kiến thức sâu, rộng, toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước… Có bản lĩnh chính trị, tư duy nhạy bén, năng lực nghiên cứu, phát hiện, đề xuất và quyết đoán; bình tĩnh, sáng suốt trước những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến vận mệnh của Đảng, của quốc gia, của dân tộc. Có năng lực lãnh đạo, điều hành Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; có năng lực lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đặc biệt là người kế nhiệm, cán bộ chủ chốt. Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên; trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.
2.4. Chủ tịch nước
Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: Có uy tín cao, là trung tâm đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và nhân dân. Có năng lực nổi trội, toàn diện trên các mặt công tác, nhất là lĩnh vực đối nội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng; hiểu biết sâu, rộng về công tác tư pháp. Là trung tâm đoàn kết các lực lượng xã hội và các cộng đồng dân tộc trong, ngoài nước. Quyết liệt trong lãnh đạo, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công. Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên; trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định
...
Như vậy, Chủ tịch nước phải đáp ứng tiêu chuẩn chức danh cụ thể như sau:
- Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực:
- Có uy tín cao, là trung tâm đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và nhân dân.
- Có năng lực nổi trội, toàn diện trên các mặt công tác, nhất là lĩnh vực đối nội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng; hiểu biết sâu, rộng về công tác tư pháp.
- Là trung tâm đoàn kết các lực lượng xã hội và các cộng đồng dân tộc trong, ngoài nước.
- Quyết liệt trong lãnh đạo, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công.
- Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên; trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định
Từ khóa: Chủ tịch nước Nguyên Chủ tịch nước Cựu Chủ tịch nước Tiêu chuẩn chức danh Cựu Chủ tịch nước là gì So sánh Nguyên Chủ tịch nước và Cựu Chủ tịch nước
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;