Mô tả công việc chi tiết của Nhân viên PR

PR là tên viết tắt của Public Relations có nghĩa là Quan hệ công chúng. Đây là ngành học tương đối hot đòi hỏi sinh viên phải năng động sáng tạo. 

Đăng bài: 16:00 01/02/2021

Nhân viên PR là gì?

PR được viết đầy đủ là Public Relations (Quan hệ công chúng) là 1 phần của Marketing. Nhân viên PR có nhiệm vụ lên kế hoạch xây dựng hình ảnh công ty giúp khách hàng có cảm tình, quan tâm đến sản phẩm, nhận thức về thương hiệu của công ty.Từ đó thay đổi hành vi khách hàng giúp tăng thị phần, doanh thu cho công ty.

Mô tả công việc chi tiết của Nhân viên PR

Mô tả công việc chi tiết của Nhân viên PR (Hình từ internet)

07 Hình thức tổ chức PR mà Nhân viên PR làm gì

  • Community Involvement: đây là các hoạt động liên quan đến cộng đồng, các sự kiện đóng góp giúp đỡ về tiền bạc hoặc các buổi hội thảo giúp đáp ứng các nhu cầu của cộng đồng.
  • Social Investment: các hoạt động về trách nhiệm xã hội nhằm tạo dựng uy tín cho công ty trong mắt khách hàng, ví dụ như các hoạt động từ thiện.
  • Events: tổ chức các sự kiện giúp tăng nhận thức về thương hiệu, ví dụ như tài trợ hoạt động thể thao hay sự kiện trưng bày sản phầm.
  • Lobbying: hay còn gọi là vận động hành lang tuyên truyền, là những nổ lực nhằm mục đích gây ảnh hưởng để có được sự ủng hộ từ công chúng, hay cơ quan có thẩm quyền về một quyết định nào đó. Trên thực tế, công cụ này khi được áp dụng ở Việt Nam đã phần nào biến chất.
  • Publications: là chiến lược truyền thông tiếp thị như phát hành những ấn phẩm, tạp chí, sách báo chứa những thông tin về công ty hữu ích cho khách hàng.
  • News: thực hiện thông cáo báo chí, sử dụng tin tức để lôi kéo sự chú ý của công chúng qua các câu chuyện có lợi cho công ty, nhân viên và các sản phẩm của công ty.
  • Identity media: là những công cụ nhận diện tạo nên cái riêng của công ty, tạo điểm nhấn và khác biệt với các tổ chức khác. Ví dụ như logo, slogan, hay văn hóa công ty.

Công việc của Nhân viên PR làm gì

Lên kế hoạch chương trình (Program Planning)

Trên cơ sở phân tích những thách thức và cơ hội, xác định mục tiêu cụ thể, người làm PR đề xuất và lập kế hoạch hoạt động, sau đó đánh giá hiệu quả của chúng.
Tuỳ thuộc vào mục đích, chiến lược, sách lược cụ thể, một kế hoạch PR thường gồm các bước sau đây:
* Nghiên cứu, đánh giá tình hình.
* Xác lập mục tiêu của chương trình PR.
* Xác định các nhóm công chúng cần hướng tới trong chương trình.
* Quyết định lựa chọn các phương tiện truyền thông nào.
* Hoạch định về ngân sách.
* Đánh giá hiệu quả của chương trình.

Soạn thảo và biên tập (Writing and Edifing)

  • Với PR, văn bản là công cụ thường xuyên nhất để chuyển tải thông điệp tới công chúng. Các loại văn bản nhân viên PR phải thực hiện hàng ngày rất đa dạng, gồm những bản thông cáo báo chí, tài liệu báo chí, báo cáo dành cho cổ đông, báo cáo thường niên, bản tin nội bộ...

Thiết kế và sản xuất (Production)

  • Bên cạnh việc soạn thảo tài liệu, công việc của người làm PR, dù là PR nội bộ hay trong các công ty PR độc lập còn luôn gắn liền với việc thiết kế, sản xuất những cuốn niên giám, các bản báo cáo, phim tài liệu, các chương trình truyền thông đa phương tiện...

Quan hệ với giới truyền thông (Media Relations), theo dõi thông tin trên báo chí

  • Quan hệ với giới truyền thông (Media Relations) là một phần quan trọng trong hoạt động PR của bất cứ cơ quan, tổ chức nào. PR thiết lập và phát triển một mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với giới báo chí. Người làm PR có nhiệm vụ liên tục cung cấp thông tin cập nhật nhất về cơ quan tổ chức của mình hoặc khách hàng tới báo chí. Công việc này bao gồm những hoạt động như soạn thảo và phát thông cáo báo chí, họp báo, tổ chức các buổi gặp mặt...
  • Điểm báo (theo dõi thông tin trên báo chí) cũng là một phần quan trọng trong hoạt động PR. Một nhân viên PR chuyên nghiệp phải liên tục duy trì và phát triển hình ảnh của công ty mình thông qua quảng cáo và việc xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Truyền thông (communication)

  • Truyền thông là một phần không thể thiếu của hoạt động PR.
  • Qua các cuộc họp, diễn thuyết, ra mắt sản phẩm..., PR cố gắng đưa ra những thông điệp một cách hiệu quả tới từng nhóm công chúng riêng biệt để đạt được mục tiêu nhất định. Một trong những nội dung cơ bản của hoạt động PR là cung cấp thông tin cho công chúng, xây dựng mối quan hệ hai chiều giữa công chúng và tổ chức. Chính vì vậy, truyền thông đóng một phần quan trọng trong công việc PR của một cơ quan, tổ chức.

Lên kế hoạch và thực hiện những sự kiện đặc biệt (Special Events)

  • Trở thành một nhân viên PR chuyên nghiệp cũng có nghĩa là bạn luôn phải lên kế hoạch và tổ chức, điều hành những hoạt động mà người làm trong lĩnh vực PR thường gọi là tổ chức sự kiện (event).
  • Các sự kiện rất phong phú, từ các buổi hội nghị, triển lãm, những lễ kỉ niệm, cuộc thi, giải thưởng, cho đến những lễ ra mắt sản phẩm mới, những buổi họp báo...
  • Những hoạt động này được tiến hành nhằm nhiều mục đích khác nhau như thu hút sự chú ý của các nhóm công chúng đặc biệt nào đó, quảng bá về một số hoạt động, sản phẩm mới và đặc biệt của doanh nghiệp, tổ chức...
  • Đây là một trong những mảng hoạt động chính của các công ty PR ở Việt Nam hiện nay.

Nghiên cứu và đánh giá (Research and Evaluation)

  • Đây là hoạt động không thể thiếu, cần trở thành nguyên tắc và thói quen với bất cứ người làm PR chuyên nghiệp nào. Một chương trình PR phải được liên tục đánh giá để rút kinh nghiệm, làm tiền đề cho việc xây dựng những kế hoạch sau này.
  • Người làm PR sử dụng nhiều phương pháp của các ngành khoa học khác để tiến hành nghiên cứu, đánh giá các nhóm công chúng và chương trình.

Con đường để trở thành Nhân viên PR là gì

  • Hiện nay có nhiều trường đại học uy tín đào tạo ngành PR như: Đại học Văn Lang, Đại học Văn Hiến,…
  • Ngoài ra, với một tấm bằng đại học ở hầu hết các ngành như báo chí, marketing (tiếp thị), giao tiếp đều có thể thử sức với nghề này. Tuy nhiên khi tuyển một nhân viên PR, nhà tuyển dụng ít khi để ý bạn tốt nghiệp ngành nào mà họ để ý đến kinh nghiệm thực tế bạn có.
Vì vậy, có nhiều người nói rằng PR là một trong những ngành không cần bằng cấp tuy nhiên lại cần rất nhiều kinh nghiệm thực tế nếu muốn được tuyển dụng.

Nhân viên PR

 

0

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

21/01/2025

Ngành Quan hệ công chúng sẽ ảnh hưởng thế nào việc tìm việc Việt Nam? Ngành Quan hệ công chúng có những đặc điểm nào hỗ trợ tìm kiếm việc làm?

10/01/2025

Ngành quan hệ công chúng đóng vai trò như thế nào trong việc xây dựng thương hiệu? Những kỹ năng cần thiết nào để thành công trong ngành quan hệ công chúng?

09/01/2025

Vai trò của quan hệ công chúng trong doanh nghiệp là gì? Để áp dụng chiến lược quan hệ công chúng hiệu quả cần phải làm thế nào?

09/01/2025

Mức lương của ngành quan hệ công chúng cao hay thấp? Ngành này có dễ xin việc hay không?

Giấy phép kinh doanh số: 0315459414

Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều Phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028)39302288

Zalo: (028)39302288

Email: [email protected]


CHỦ QUẢN: CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM

Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ

Hướng dẫn sử dụng

Quy chế hoạt động

Quy trình tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tranh chấp

Chính sách bảo mật thông tin

Quy chế bảo vệ DLCN

Thỏa thuận bảo vệ DLCN

Phí dịch vụ

Liên hệ

Sitemap


© 2025 All Rights Reserved