Nguyên tắc xác định tiền lương trong Đài truyền hình theo Thông tư 07 ra sao?
Thông tư 07/2025/TT-BNV: Nguyên tắc xác định tiền lương trong đài truyền hình như thế nào? Thủ tục cấp, thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập mới nhất?
Nguyên tắc xác định tiền lương trong Đài truyền hình theo Thông tư 07 ra sao?
Căn cứ theo Điều 15 Thông tư 07/2025/TT-BNV có quy định cụ thể về nguyên tắc xác định tiền lương trong Đài truyền hìnhg như sau:
[1] Quỹ tiền lương của người lao động trong VTV được xác định và thực hiện theo các đơn vị của VTV như sau:
- Quỹ tiền lương của người lao động trong Ban Biên tập Truyền hình Đa phương tiện được xác định và thực hiện gắn với năng suất lao động và lợi nhuận, theo quy định tại Điều 17 Mục 2 Chương 3 Thông tư 07/2025/TT-BNV
- Quỹ tiền lương của người lao động trong các cơ quan thường trú tại nước ngoài được xác định và thực hiện gắn với tiêu chuẩn, định mức và chế độ của nhà nước đối với cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, theo quy định tại Điều 18 Mục 2 Chương 3 Thông tư 07/2025/TT-BNV
- Quỹ tiền lương của người lao động trong các đơn vị thực hiện nhiệm vụ sản xuất và quản lý (sau đây gọi tắt là đơn vị sản xuất, quản lý), được xác định và thực hiện gắn với năng suất lao động và mức độ bảo đảm doanh thu bù đắp chi phí, theo quy định tại Mục 3 Chương 3 Thông tư 07/2025/TT-BNV
[2] Tiền lương của Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc VTV được tính chung trong quỹ tiền lương của người lao động trong các đơn vị sản xuất, quản lý và được chi trả theo quy chế trả lương do VTV xây dựng và ban hành.
Ngoài thông tin về nguyên tắc xác định tiền lương trong Đài truyền hình theo Thông tư 07 ra sao? Còn có những thông tin có thể tham khảo sau đây:
>>> Lao động tiền lương tiền thưởng theo Thông tư 07 2025 TT BNV trong doanh nghiệp nhà nước?
Nguyên tắc xác định tiền lương trong Đài truyền hình theo Thông tư 07 ra sao?
Thủ tục cấp, thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập mới nhất?
Căn cứ theo Điều 20 Luật Xuất bản 2012 có quy định cụ thể về cấp, thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập như sau:
Cấp, thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập
1. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề biên tập bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề biên tập theo mẫu quy định;
b) Sơ yếu lý lịch theo mẫu quy định;
c) Bản sao có chứng thực văn bằng;
d) Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa bồi dưỡng kiến thức pháp luật xuất bản, nghiệp vụ biên tập do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông cấp chứng chỉ hành nghề biên tập; trường hợp không cấp chứng chỉ phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
3. Chứng chỉ hành nghề biên tập bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Biên tập viên có xuất bản phẩm do mình biên tập bị cấm lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy;
b) Biên tập viên trong 01 năm có hai xuất bản phẩm hoặc trong 02 năm liên tục có xuất bản phẩm do mình biên tập sai phạm về nội dung mà bị buộc phải sửa chữa mới được phát hành;
c) Biên tập viên bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án.
4. Biên tập viên có chứng chỉ hành nghề biên tập bị thu hồi thì sau 02 năm mới được xét cấp lại, trừ trường hợp biên tập viên bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án về các tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, các tội xâm phạm an ninh quốc gia.
5. Chứng chỉ hành nghề biên tập được cấp lại trong trường hợp bị mất hoặc bị hư hỏng.
Như vậy, thông qua quy định trên thì dưới đây là thủ tục liên quan đến việc cấp, thu hồi và cấp lại chứng chỉ được cập nhật mới nhất:
[1] Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề biên tập
- Cá nhân có nhu cầu xin cấp chứng chỉ cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:
+ Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề biên tập (theo mẫu của Bộ Thông tin và Truyền thông);
+ Sơ yếu lý lịch (có xác nhận);
+ Bản sao có chứng thực văn bằng chuyên môn;
+ Giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng kiến thức pháp luật xuất bản và nghiệp vụ biên tập (do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp).
- Thời gian giải quyết: Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ cấp chứng chỉ. Nếu từ chối cấp, cơ quan phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
[2] Các trường hợp bị thu hồi chứng chỉ hành nghề biên tập
Chứng chỉ hành nghề biên tập sẽ bị thu hồi trong các trường hợp sau:
- Biên tập viên có xuất bản phẩm do mình biên tập bị cấm lưu hành, thu hồi, tịch thu hoặc tiêu hủy;
- Trong vòng 1 năm có từ 2 xuất bản phẩm hoặc 2 năm liên tiếp có xuất bản phẩm vi phạm nội dung, bị buộc sửa chữa mới được phát hành;
- Biên tập viên bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
[3] Điều kiện được cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập
- Biên tập viên có chứng chỉ bị thu hồi thì sau ít nhất 2 năm mới được xem xét cấp lại;
- Trường hợp bị kết án về tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc xâm phạm an ninh quốc gia, sẽ không được cấp lại chứng chỉ;
- Chứng chỉ bị mất hoặc hư hỏng sẽ được cấp lại theo đề nghị của cá nhân.
Từ khóa: Tiền lương trong Đài truyền hình Nguyên tắc xác định tiền lương Nguyên tắc xác định tiền lương trong Đài truyền hình Thông tư 07 Thông tư 07/2025/TT-BNV Chứng chỉ hành nghề biên tập
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;