Tiền lương đối với Ban Biên tập Truyền hình Đa phương tiện theo Thông tư 07? Học ngành gì để theo đuổi nghề biên tập?
Thông tư 07/2025/TT-BNV quy định tiền lương đối với Ban Biên tập Truyền hình Đa phương tiện như thế nào? Học ngành gì để theo đuổi nghề biên tập?
Tiền lương đối với Ban Biên tập Truyền hình Đa phương tiện theo Thông tư 07?
Căn cứ theo Điều 17 Thông tư 07/2025/TT-BNV có quy định cụ thể về tiền lương đối với Ban Biên tập Truyền hình Đa phương tiện như sau:
Tiền lương đối với Ban Biên tập Truyền hình Đa phương tiện
Quỹ tiền lương, chi trả tiền lương đối với người lao động trong Ban Biên tập Truyền hình Đa phương tiện được xác định, tạm ứng, dự phòng và phân phối theo quy định tại Chương III Nghị định số 44/2025/NĐ-CP và Chương II Thông tư số 003/2025/TT-BNV.
Đồng thời căn cứ tại Điều 18 Thông tư 07/2025/TT-BNV có quy định cụ thể về tiền lương đối với cơ quan thường trú tại nước ngoài như sau:
Tiền lương đối với cơ quan thường trú tại nước ngoài
Quỹ tiền lương, chi trả tiền đối với người lao động trong các cơ quan thường trú tại nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 08/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định một số chế độ đối với thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, Nghị định số 166/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng tài sản công của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
Như vậy, thông qua quy định trên thì đối với Ban Biên tập Truyền hình Đa phương tiện: Việc xác định và chi trả tiền lương được thực hiện theo quy định tại Chương III Nghị định 44/2025/NĐ-CP và Chương II Thông tư 003/2025/TT-BNV.
Đối với cơ quan thường trú tại nước ngoài: Việc trả lương tuân theo Nghị định 08/2019/NĐ-CP và Nghị định 166/2017/NĐ-CP, cùng các văn bản sửa đổi, bổ sung nếu có.
Tiền lương đối với Ban Biên tập Truyền hình Đa phương tiện theo Thông tư 07?
Học ngành gì để theo đuổi nghề biên tập?
Biên tập viên là một vị trí chuyên môn quan trọng trong lĩnh vực truyền thông, xuất bản và báo chí, đảm nhiệm việc kiểm tra, chỉnh sửa và hoàn thiện nội dung trước khi được công bố rộng rãi.
Theo khoản 6 Điều 4 Luật Xuất bản 2012, biên tập được định nghĩa là:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Xuất bản là việc tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu để in và phát hành hoặc để phát hành trực tiếp qua các phương tiện điện tử.
...
6. Biên tập là việc rà soát, hoàn thiện nội dung và hình thức bản thảo để xuất bản.
...
Ngành học phổ biến dành cho người theo đuổi nghề biên tập bao gồm:
- Ngôn ngữ học
- Báo chí và truyền thông
- Văn học
- Xã hội học
- Truyền thông đa phương tiện
Tuy nhiên, nghề biên tập không giới hạn ở một ngành học cố định. Nếu có kỹ năng ngôn ngữ tốt, tư duy biên tập rõ ràng và sự nhạy bén với nội dung, hoàn toàn có thể theo đuổi nghề này, kể cả khi xuất phát từ các ngành như Luật, Kinh tế, Công nghệ thông tin, Thiết kế nội dung số…
Đồng thời, căn cứ theo Điều 19 Luật Xuất bản 2012 quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của biên tập viên như sau:
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của biên tập viên
1. Tiêu chuẩn của biên tập viên:
a) Là công dân Việt Nam; thường trú tại Việt Nam; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
b) Có trình độ đại học trở lên;
c) Hoàn thành khóa bồi dưỡng kiến thức pháp luật xuất bản, nghiệp vụ biên tập theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
d) Có chứng chỉ hành nghề biên tập do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
2. Biên tập viên có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện biên tập bản thảo;
b) Được từ chối biên tập bản thảo tác phẩm, tài liệu mà nội dung có dấu hiệu vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này và phải báo cáo với tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập nhà xuất bản bằng văn bản;
c) Đứng tên trên xuất bản phẩm do mình biên tập;
d) Tham gia các lớp tập huấn định kỳ kiến thức pháp luật xuất bản, nghiệp vụ biên tập do cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản tổ chức;
đ) Không được để lộ, lọt nội dung tác phẩm, tài liệu xuất bản trước khi phát hành làm ảnh hưởng đến quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
e) Chịu trách nhiệm trước tổng biên tập nhà xuất bản và trước pháp luật về phần nội dung xuất bản phẩm do mình biên tập.
[1] Tiêu chuẩn của biên tập viên xuất bản là:
- Là công dân Việt Nam; thường trú tại Việt Nam;
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
- Có trình độ đại học trở lên;
- Hoàn thành khóa bồi dưỡng kiến thức pháp luật xuất bản, nghiệp vụ biên tập theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Có chứng chỉ hành nghề biên tập do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
[2] Biên tập viên có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Thực hiện biên tập bản thảo;
- Được từ chối biên tập bản thảo tác phẩm, tài liệu mà nội dung có dấu hiệu vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Xuất bản 2012 và phải báo cáo với tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập nhà xuất bản bằng văn bản;
- Đứng tên trên xuất bản phẩm do mình biên tập;
- Tham gia các lớp tập huấn định kỳ kiến thức pháp luật xuất bản, nghiệp vụ biên tập do cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản tổ chức;
- Không được để lộ, lọt nội dung tác phẩm, tài liệu xuất bản trước khi phát hành làm ảnh hưởng đến quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
- Chịu trách nhiệm trước tổng biên tập nhà xuất bản và trước pháp luật về phần nội dung xuất bản phẩm do mình biên tập.
Từ khóa: Ban Biên tập Truyền hình Đa phương tiện Thông tư 07 Thông tư 07/2025/TT-BNV Ban Biên tập Nghề biên tập Biên tập viên
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;