Tổng hợp đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức năm 2025 có đáp án?
Tổng hợp đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức năm 2025 có đáp án chi tiết? Mục tiêu của chương trình giáo dục tiểu học là gì?
10 Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức năm 2025 có ma trận?
Dưới đây là thông tin về 10 Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức năm 2025 có ma trận:
Đề thi 1
Phòng Giáo dục và Đào tạo ..... Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức năm 2025 Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 1 Thời gian làm bài: phút (không kể thời gian phát đề) (Đề số 1) A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) I. Kiểm tra đọc thành tiếng (6 điểm) GV kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh trong các tiết ôn tập (HS bắt thăm và đọc theo nội dung trong phiếu và trả lời câu hỏi). II. Kiểm tra đọc hiểu (4 điểm) Đọc thầm bài văn sau: VIỆC LÀM Ý NGHĨA Chú Long mới chuyển đến khu phố nhà Huy. Chú thường thu gom chai lọ về rửa sạch, xếp gọn lại. Thấy vậy, Huy thắc mắc: - Chai lọ để bán, sao chú phải rửa ạ? Chú cười, chỉ cho Huy: - Đây là đồ chơi được làm từ chỗ phế liệu đó cháu ! Chà! Có bao đồ chơi, nào là rô bốt, máy bay, ô tô, con lợn, con cú mèo,... Cái nào cũng được làm rất sáng tạo và đẹp mắt. Chú Long nói - Rác thải nhựa ảnh hưởng rất xấu đến môi trường nhưng chỉ cần bỏ chút công sức thì nó lại trở nên có ích. Số đồ chơi này chú sẽ tặng các bạn nhỏ vùng cao. Huy hiểu ra. Từ đó, ngày nào cậu cũng sang làm đồ chơi cùng chú. (Mộc Miên) * Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu bài tập dưới đây. Câu 1: Chú Long nhặt chai lọ về làm gì? (1 điểm) A. để bán B. để làm đồ chơi C. để làm đồ dùng Câu 2: Rác thải nhựa có ảnh hưởng thế nào đến môi trường? (1 điểm) A. không ảnh hưởng gì B. rất có lợi C. ảnh hưởng rất xấu đến môi trường Câu 3: Nối ô chữ ở cột A với ô chữ ở cột B cho phù hợp. (1 điểm)
Câu 4: Hãy viết một câu nói về việc em sẽ làm để bảo vệ môi trường. (1 điểm) ………………………….…………………………………………………………………............ ………………………….…………………………………………………………………............ ........................................................................................................................................... B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) I. Chính tả (6 điểm): Nghe – viết GV đọc, học sinh viết vào giấy kiểm tra. GV yêu cầu HS tô vào các chữ cái viết hoa đầu câu trong giấy kiểm tra. Em lớn lên rồi Năm nay em lớn lên rồi Không còn nhỏ xíu như hồi lên năm Nhìn trời, trời bớt xa xăm Nhìn sao, sao cách ngang tầm cánh tay II. Bài tập (4 điểm): Câu 1. (1 điểm) Điền vào chỗ trống. a) x hay s? - lá …..en - …..âu kim - ……e máy - ……ở thích b) ng hay ngh? - suy ……..ĩ - ……..ĩa mẹ - bắp …….ô - ……..ón tay Câu 2. (1 điểm) Chọn tiếng phù hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống. a. Trời nắng chói ………………. .(chang/trang) b. Hôm nay là ngày ………………. nhật của cô giáo. (sinh/xinh) Câu 3. (1 điểm) Sắp xếp các từ sau thành câu hoàn chỉnh. dọn dẹp/ bố mẹ/ giúp/ nhà cửa/ em Câu 4. (1 điểm) Quan sát tranh rồi viết 1 - 2 câu phù hợp với nội dung tranh. ………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………. GỢI Ý ĐÁP ÁN A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) I. Kiểm tra đọc thành tiếng (6 điểm) - Thao tác đọc đúng: tư thế, cách đặt sách vở, cách đưa mắt đọc; phát âm rõ các vần khó, cần phân biệt: 1 điểm - Đọc trơn, đúng tiếng, từ, cụm từ, câu (không đọc sai quá 10 tiếng): 1 điểm - Âm lượng đọc vừa đủ nghe: 1 điểm - Tốc độ đọc đạt yêu cầu (40 – 60 tiếng/1 phút): 1 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ: 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm II. Kiểm tra đọc hiểu (4 điểm)
Câu 3. (1 điểm) Nối: Chú Long thường thu gom chai lọ về rửa sạch, xếp gọn lại. Chú Long làm đồ chơi để tặng các bạn nhỏ vùng cao. Huy ngày nào cũng sang làm đồ chơi cùng chú Long. - Nối đúng 3 ý: 1 điểm - Nối đúng 2/3 ý: 0.75 điểm - Nối đúng 1/3 ý: 0.25 điểm Câu 4. (1 điểm) Viết đúng một câu nói về việc em sẽ làm để bảo vệ môi trường. VD: Em giữ gìn trường, lớp sạch đẹp./ Chúng em nhổ cỏ, tưới cây cho các bồn cây sân trường./ Em thu gom rác đúng nơi quy định./ Không vứt rác bừa bãi,….. B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) I. Chính tả (6 điểm): Nghe – viết + Tốc độ đạt yêu cầu (30 - 35 chữ/15 phút): 2 điểm + Chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ: 1 điểm + Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 2 điểm + Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm II. Bài tập (4 điểm): Câu 1. (1 điểm) a) x hay s? - lá sen - xâu kim - xe máy - sở thích b) ng hay ngh? - suy nghĩ - nghĩa mẹ - bắp ngô - ngón tay Câu 2. (1 điểm) Chọn đúng mỗi tiếng và viết vào chỗ trống được 0,5 điểm a. Trời nắng chói chang. b. Hôm nay là ngày sinh nhật của cô giáo. Câu 3. (1 điểm) Sắp xếp được câu đúng nghĩa: Em giúp bố mẹ dọn dẹp nhà cửa. Câu 4. (1 điểm) Quan sát tranh và viết 1 câu về nội dung tranh - Viết được thành câu, không mắc lỗi chính tả được 1 điểm…Học sinh không viết hoa không trừ điểm. - Ví dụ: Chúng em yêu quý cô giáo/ Các bạn tặng hoa chúc mừng cô giáo. ….. * Lưu ý khi chấm bài KTĐK môn Tiếng Việt - Bài kiểm tra được giáo viên cho điểm theo thang điểm 10, không cho điểm 0, không cho điểm thập phân. - Yêu cầu giáo viên chấm thực hiện: + Ghi điểm thành phần vào từng câu, từng bài, (không ghi điểm trừ). + Ghi rõ đúng (Đ), sai (S). + Ghi rõ lời nhận xét để học sinh hiểu lí do mình bị trừ điểm. + Khi chấm chính tả, giáo viên cần gạch chân chữ viết sai, đánh dấu tích (V) vào lỗi do viết thiếu chữ. (Không cho điểm tối đa nếu học sinh viết chưa sạch, đẹp) - Khối chuyên môn thống nhất biểu điểm chi tiết trước khi chấm bài và thực hiện chấm chung 3 => 5 bài. |
Đề thi 2
Phòng Giáo dục và Đào tạo ..... Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức năm 2025 Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 1 Thời gian làm bài: phút (không kể thời gian phát đề) (Đề số 2) A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) I. Kiểm tra đọc thành tiếng (6 điểm) GV kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh trong các tiết ôn tập (HS bắt thăm và đọc theo nội dung trong phiếu và trả lời câu hỏi). II. Kiểm tra đọc hiểu (4 điểm) Đọc thầm bài văn sau: CÔ BÉ CHỔI RƠM Cô bé chổi rơm có chiếc váy vàng óng, không ai đẹp bằng. Áo của cô cũng bằng rơm thóc nếp vàng tươi, được tết xoăn lại, cuốn từng vòng quanh người, trông như áo len vậy. Tuy bé nhưng chổi rơm rất được việc. Ngày hai lần, cô bé quét nhà. Quét nhà xong, cô được treo lên chiếc đinh sau cánh cửa. Thế rồi cô bé nằm yên, chìm vào giấc ngủ ngon lành. (Theo Vũ Duy Thông) * Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu bài tập dưới đây. Câu 1: Cô bé chổi rơm có chiếc váy màu gì? (1 điểm) A. đen B. vàng óng C. hồng D. Xanh Câu 2: Áo của cô bé chổi rơm được làm bằng gì? (1 điểm) A. Chiếc váy màu vàng óng. B. Chiếc đinh sau cánh cửa. C. Rơm thóc nếp vàng tươi. D. Áo len của bé. Câu 3: Tuy bé nhưng chổi rơm lại như thế nào? (1 điểm) A. Chổi rơm rất được việc. B. Chổi rơm rất lười biếng. C. Chổi rơm rất tham lam. D. Chổi rơm rất nghịch ngợm. Câu 4: Viết một câu về chổi rơm: (1 điểm) …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) I. Chính tả (6 điểm): Nghe – viết GV đọc, học sinh viết vào giấy kiểm tra. Sông Hương Sông Hương là một bức tranh khổ dài mà mỗi đoạn, mỗi khúc đều có vẻ đẹp riêng của nó. Bao trùm lên cả bức tranh đó là một màu xanh có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau. II. Bài tập (4 điểm): Câu 1. (1 điểm) Điền vào chỗ chấm: a) g hay gh? …...ửi thư ……i chép b) im hay iêm? trái t…….. t…… thuốc Câu 2. (1 điểm) Điền v hay r vào chỗ chấm: Sân trường của cháu …ui quá đi thôi! Những trò chơi đẹp …ộn …ang tiếng cười. Câu 3. (1 điểm) Nối ô chữ ở cột A với ô chữ ở cột B cho phù hợp:
Câu 4. (1 điểm) Viết 2 từ chứa tiếng có vần iêu và đặt câu với 2 từ đó. ………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………. |
Đề thi 3
Phòng Giáo dục và Đào tạo ..... Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức năm 2025 Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 1 Thời gian làm bài: phút (không kể thời gian phát đề) (Đề số 3) A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) I. Kiểm tra đọc thành tiếng (6 điểm) GV kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh trong các tiết ôn tập (HS bắt thăm và đọc theo nội dung trong phiếu và trả lời câu hỏi). II. Kiểm tra đọc hiểu (4 điểm) Đọc thầm bài văn sau: CƠN MƯA MÙA HẠ Trời đang oi bức, nóng bực. Bỗng một cơn mưa đến thật bất ngờ. Từng đụn mây đen ùn ùn kéo đến. Gió thổi mạnh. Cây cối nghiêng ngả. Mưa ào xuống, tạo ra những tiếng lộp bộp nghe rất vui tai. Chim chóc nháo nhác gọi nhau đi tìm chỗ trú. (Sưu tầm) * Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu bài tập dưới đây. Câu 1: Cơn mưa đến như thế nào? (1 điểm) A. từ từ B. ào ạt C. bất ngờ Câu 2: Mây đen kéo đến như thế nào? (1 điểm) A. ào ào B. ùn ùn C. rầm rầm Câu 3: Âm thanh của mưa như thế nào? (1 điểm) A. lộp bộp B. lẹt đẹt C. ồ ồ Câu 4: Viết một câu về cơn mưa mùa hạ: (1 điểm) …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) I. Chính tả (6 điểm): Nghe – viết GV đọc, học sinh viết vào giấy kiểm tra. Những cánh cò Ông kể ngày xưa, quê của bé có rất nhiều cò. Mùa xuân, từng đàn cò trắng duyên dáng bay tới. Chúng lượn trên bầu trời trong xanh rồi hạ cánh xuống những lũy tre. Hàng ngày, cò đi mò tôm, bắt cá ở các ao, hồ, đầm. II. Bài tập (4 điểm): Câu 1. (1 điểm) Điền vào chỗ chấm: a) tr hay ch? …..ồi non ….ồng trọt b) ong hay ông? cánh đ…… tr……. suốt Câu 2. (1 điểm) Chọn từ thích hợp dưới đây để điền vào chỗ chấm:
a. Bông hoa …………….. nhất em dành tặng cô. b. Lớp học của em nằm …………….. dưới tán bàng …………….. c. Giờ ra chơi, các bạn …………… ra khỏi lớp. Câu 3. (1 điểm) Nối ô chữ ở cột A với ô chữ ở cột B cho phù hợp:
Câu 4. (1 điểm) Viết câu phù hợp dưới tranh: ………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………. |
Đề thi 4
Phòng Giáo dục và Đào tạo ..... Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức năm 2025 Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 1 Thời gian làm bài: phút (không kể thời gian phát đề) (Đề số 4) A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) I. Kiểm tra đọc thành tiếng (6 điểm) GV kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh trong các tiết ôn tập (HS bắt thăm và đọc theo nội dung trong phiếu và trả lời câu hỏi). II. Kiểm tra đọc hiểu (4 điểm) Đọc thầm bài văn sau: EM BÉ VÀ BÔNG HỒNG Giữa vườn lá um tùm xanh mướt còn ướt đẫm sương đêm, một bông hoa dập dờn trước gió. Màu hoa đỏ thắm, cánh hoa mịn màng, khum khum úp sát vào nhau như còn ngập ngừng chưa muốn nở hết. Đóa hoa tỏa hương thơm ngát. Bé khẽ reo lên: “Ôi! Bông hồng đẹp quá!” (Theo Trần Hoài Dương) * Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu bài tập dưới đây. Câu 1: Viết vào chỗ chấm từ ngữ chỉ màu sắc của lá và hoa: (1 điểm) Lá: …………………………………………………………. Hoa: ……………………………………………………….. Câu 2: Cánh hoa trong vườn đẹp như thế nào? (1 điểm) A. Ướt đẫm sương đêm, dập dờn trước gió B. Mịn màng khum khum úp sát vào nhau C. Tỏa hương thơm ngát Câu 3: Vì sao bé khẽ reo lên giữa khu vườn? (1 điểm) A. Vì bé thấy sương đêm trên lá B. Vì bé thấy cánh hoa mịn màng C. Vì bé thấy bông hồng đẹp quá Câu 4: Chọn từ ngữ dưới đây để điền vào chỗ trống hoàn thiện câu: (1 điểm) (chào đón, bình minh, tỏa hương, chăm chỉ) Đóa hoa ………………….. thơm ngát. B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) I. Chính tả (6 điểm): Nghe – viết GV đọc, học sinh viết vào giấy kiểm tra. Hoa phượng Hôm qua còn lấm tấm Chen lẫn màu lá xanh Sáng nay bùng lửa thẫm Rừng rực cháy trên cành. II. Bài tập (4 điểm): Câu 1. (1 điểm) Điền vào chỗ chấm: a) ng hay ngh? …….e nhạc ……. ồi ghế b) tín hay tính? ………. nết ……….. hiệu Câu 2. (1 điểm) Sắp xếp các từ ngữ sau để tạo thành câu: nhiều, có, Việt Nam, tài năng, người .....…………………………………………………………………………………………. Câu 3. (1 điểm) Nối ô chữ ở cột A với ô chữ ở cột B cho phù hợp:
Câu 4. (1 điểm) Viết câu phù hợp dưới tranh: ………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………. |
Đề thi 5
Phòng Giáo dục và Đào tạo ..... Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức năm 2025 Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 1 Thời gian làm bài: phút (không kể thời gian phát đề) (Đề số 5) A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (6 điểm) - GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS. - Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời (1 câu). II. Đọc hiểu: (4 điểm) XIẾC THÚ Đi xem xiếc, bé thích nhất là tiết mục xiếc thú. Thoạt đầu, cả đàn khỉ chạy ùa ra. Các chú kiễng chân, chưa kịp nghiêng mình chào khán giả đã bắt đầu đua xe đạp. Các chú ngã hấp tấp đứng dậy, khiêng luôn cả xe đạp mà chạy. Sau đó là tiết múc xiếc chó làm toán. Chú siêng năng, cô giáo khen cho quà. Chú biếng nhác, chẳng làm việc gì, bị cô giáo chê. Có chú nghiêng đầu, tỏ vẻ đang tính toán. Có chú còn liếc sang bên cạnh. Cũng có chú mất trật tự chạy khắp lớp. Khoanh tròn vào chữ cái chứa đáp án đúng hoặc làm theo yêu cầu: Câu 1 (0,5 điểm): Khi đi xem xiếc, em bé thích nhất tiết mục gì? A. Tiết mục xiếc thú B. Tiết mục hề xiếc C. Tiết mục ảo thuật Câu 2 (0,5 điểm): Trong tiết mục đó, có những con vật nào tham gia? A. Chó và mèo B. Chó và khỉ C. Khỉ và bạn của khỉ Câu 3 (1,0 điểm): Nối
Câu 4 (2,0 điểm): Sắp xếp thứ tự đúng các hoạt động của đàn khỉ thực hiện: 1) Các chú khỉ kiễng chân, nghiêng mình chào khán giả. 2) Các chú khỉ chạy ùa ra. 3) Các chú khỉ hấp tấp ngã, khiêng luôn cả xe đạp chạy. 4) Các chú khỉ bắt đầu đua xe đạp với nhau. Thứ tự đúng:................................................................................................ B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 1. Chính tả (6 điểm) GV đọc bài sau cho HS chép (Thời gian viết đoạn văn khoảng 15 phút) Thành phố sắp vào thu. Những cơn gió nóng mùa hè đã nhường chỗ cho những luồng khí mát dịu mỗi sáng. Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố. 2. Kiến thức Tiếng Việt (4 điểm) Câu 1 (1,0 điểm): Tìm và viết từ thích hợp chứa vần ach hoặc êch vào chỗ chấm dưới mỗi tranh Câu 2 (1,0 điểm): - Tìm 2 tiếng chứa vần oanh:................................................................................................ - Tìm 2 tiếng chứa vần uya:................................................................................................ Câu 3 (1,0 điểm): Điền từ mịt mù, tinh mơ, suy nghĩ, bão vào chỗ trống thích hợp a) Khói………… b) Sáng sớm…………… c) Dự báo thời tiết hôm nay có………… d) Linh nằm trằn trọc………….. Câu 4 (1,0 điểm): Quan sát tranh rồi viết 1 – 2 câu phù hợp với nội dung bức tranh. ………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………. ................................ ................................ ................................ |
Đề thi 6
Phòng Giáo dục và Đào tạo ..... Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức năm 2025 Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 1 Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề số 6) A. Đọc thành tiếng: HS đọc đoạn 1 hoặc hai đoạn còn lại. Cây xoài của ông em 1. Ông em trồng cây xoài cát này trước sân khi em còn đi lẫm chẫm. Cuối đông, hoa nở trắng cành. Đầu hè, quả sai lúc lỉu. Trông từng chùm quả to, đu đưa theo gió, em càng nhớ ông. Mùa xoài nào, mẹ em cũng chọn những quả chín vàng và to nhất bày lên bàn thờ ông. 2. Xoài thanh ca, xoài tượng...đều ngon. Nhưng em thích xoài cát nhất. Mùi xoài thơm dịu dàng, vị ngọt đậm đà, màu sắc đẹp, quả lại to. 3. Ăn quả xoài cát chín trảy từ cây của ông em trồng, kèm với xôi nếp hương, thì đối với em không thứ quà gì ngon bằng. B. Đọc hiểu, viết: I. Đọc: 1. Nối đúng:
2. Đọc thầm và làm bài tập : Chim chích bông Chích bông là một con chim bé xinh đẹp trong thế giới loài chim. Hai chân chích bông xinh xinh bằng hai chiếc tăm. Thế mà hai cái chân tăm ấy rất nhanh nhẹn, được việc, nhảy cứ liên liến. Hai chiếc cánh nhỏ xíu. Cánh nhỏ mà xoải nhanh vun vút.... Chích bông xinh đẹp chẳng những là bạn của trẻ em mà còn là bạn của bà con nông dân. Bài tập 1: Chích bông là bạn của ai ? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất. a. trẻ em b. bà con nông dân c. trẻ em và bà con nông dân. Bài tập 2: Hai chiếc cánh chích bông như thế nào ? Viết tiếp vào chỗ trống: Hai chiếc cánh ..................................................................................... II. Viết: 1. Điền vào chỗ trống uya hoặc ay Đêm đã về kh .... . Làng quê em đã chìm vào giấc ngủ.s ... . 2. Em viết lời chúc mừng cô giáo hoặc thầy giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam : 3. Nghe – viết: Ông giẳng ông giăng Ông giẳng ông giăng Xuống chơi với tôi Có bầu có bạn Có ván cơm xôi Có nồi cơm nếp Có nệp bánh chưng Có lưng hũ rượu Có khướu đánh đu Thằng cu vỗ chài Bắt trai bỏ giỏ Cái đỏ ẵm em Đi xem đánh cá Đồng dao |
Đề thi 7
Phòng Giáo dục và Đào tạo ..... Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức năm 2025 Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 1 Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề số 7) A. Đọc thành tiếng: Mỗi em đọc 1 đoạn văn hoặc thơ khoảng 50 tiếng. Con ong làm mật yêu hoa B. Đọc hiểu, viết: I. Đọc: 1. Nối đúng:
2. Đọc thầm và làm bài tập: Hoa ngọc lan Đầu hè nhà bà em có một cây hoa ngọc lan. Thân cây cao, to, vỏ bạc trắng. Lá dày cỡ bàn tay, xanh thẫm. Hoa lan lấp ló qua kẽ lá. Nụ hoa xinh xinh, trắng ngần. Khi nở, cánh hoa xòe ra, duyên dáng. Hương ngọc lan ngan ngát khắp vườn, khắp nhà. Sáng sáng, bà vẫn cài hoa lan cho bé. Bé thích lắm. Bài tập 1: Bài đọc nhắc đến loài cây nào? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất. a. Cây hoa hồng Bài tập 2: Khi nở, cánh hoa như thế nào? Viết tiếp vào chỗ trống: Khi nở, cánh hoa………………………………………………................... II. Viết: 1. Điền vào chỗ trống g hoặc gh; c hoặc k: Bạn nhỏ …ửi lời chào lớp Một, chào ... ô giáo ...ính mến. Xa cô nhưng bạn luôn ... i nhớ lời cô dạy. 2. Viết một câu về con vật em yêu thích. ……………………………………………………………………………………..... 3. Nghe – viết: Nghe, viết 2 khổ đầu bài thơ Quạt cho bà ngủ Ơi chích choè ơi Đậu trên tường trắng ................................ ................................ ................................ |
Trên đây là thông tin về Tổng hợp đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức năm 2025 có đáp án?
Xem thêm: 25+ Mẫu viết 4-5 câu giới thiệu về đồ dùng học tập lớp 2 siêu hay?
Xem thêm: 15 Mẫu viết 4-5 câu giới thiệu về đồ dùng trong gia đình em lớp 2?
Tổng hợp đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức năm 2025 có đáp án? (Hình từ Internet)
Mục tiêu của chương trình giáo dục tiểu học là gì?
Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 29 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:
Mục tiêu của giáo dục phổ thông
...
2. Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
...
Theo đó, mục tiêu của chương trình giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
Nhiệm vụ của học sinh tiểu học được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 34 Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Nhiệm vụ của học sinh
1. Học tập, rèn luyện theo kế hoạch giáo dục, nội quy của nhà trường; có ý thức tự giác học tập, rèn luyện để phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
2. Thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập; biết cách tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên; chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
3. Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ, người già, người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn.
4. Chấp hành nội quy, bảo vệ tài sản nhà trường và nơi công cộng; chấp hành trật tự an toàn giao thông; giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.
5. Góp phần vào các hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, địa phương.
Như vậy, nhiệm vụ của học sinh tiểu học được quy định như sau:
(1) Học tập, rèn luyện theo kế hoạch giáo dục, nội quy của nhà trường; có ý thức tự giác học tập, rèn luyện để phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
(2) Thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập; biết cách tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên; chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
(3) Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ, người già, người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn.
(4) Chấp hành nội quy, bảo vệ tài sản nhà trường và nơi công cộng; chấp hành trật tự an toàn giao thông; giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.
(5) Góp phần vào các hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, địa phương.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];