Phỏng vấn hành vi là gì? Ứng viên cần chuẩn bị những gì trước khi tham gia phỏng vấn hành vi?
Định nghĩa phỏng vấn hành vi là gì? Ứng viên nên chuẩn bị những gì trước khi tham gia phỏng vấn hành vi?
Phỏng vấn hành vi là gì? Ứng viên cần chuẩn bị những gì trước khi tham gia phỏng vấn hành vi?
Các hình thức tuyển dụng ngày càng đa dạng, chuyên nghiệp và thực tế. Trong đó, phỏng vấn hành vi dần trở thành một trong những hình thức khá phổ biến và quan trọng trong quá trình tuyển dụng để nhà tuyển dụng có thể đánh giá ứng viên.
Không chỉ đơn thuần là những câu hỏi về kinh nghiệm, kiến thức, phỏng vấn hành vi tập trung vào cách phản ứng và xử lý các tình huống diễn ra trong thực tế và từ đó đưa ra những dự đoán về hiệu quả làm việc trong tương lai.
(1) Phỏng vấn hành vi là gì?
Phỏng vấn hành vi (Behavioral Interview) là hình thức phỏng vấn dựa trên các tình huống giả định để đánh giá cách phản ứng, giải quyết vấn đề của bạn. Các tình huống đó có thể là những tình huống sẽ diễn ra trong thực tế hoặc đã xảy ra trong quá khứ.
Ví dụ như: “Hãy kể về một lần bạn là người lãnh đạo nhóm và phải giải quyết một vấn đề khó khăn nào đó.” Mục đích của nhà tuyển dụng là để xem ứng viên sẽ xử lý, tư duy như nào nếu họ ở trong tình huống đó.
- Các câu hỏi phỏng vấn hành vi thường gặp
Một số chủ đề phổ biến khi phỏng vấn hành vi ví dụ như:
+ Giải quyết mâu thuẫn: “Bạn đã từng bất đồng quan điểm với đồng nghiệp trong công công ty như thế nào?”
+ Làm việc nhóm: “Vai trò của bạn là gì trong một dự án nhóm thành công?”
+ Chịu áp lực: “Hãy kể về một lần bạn phải hoàn thành công việc quan trọng gấp nhưng thời gian hạn chế.”
+ Thất bại và học hỏi: “Hãy nói về một lần bạn gặp thất bại trong công việc và bạn đã rút ra điều gì từ thất bại đó?”
- Gợi ý cách trả lời theo phương pháp STAR
Để trả lời câu hỏi hành vi một cách hiệu quả, bạn nên áp dụng phương pháp STAR, đây là một công cụ rất hữu ích trong phỏng vấn hành vi giúp ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Phương pháp STAR có nghĩa là:
S (Situation) - Mô tả các tình huống cụ thể nhất.
T (Task) - Nhiệm vụ mà bạn sẽ phải làm.
A (Action) - Những hành động bạn đã thực hiện khi gặp tình huống đó.
R (Result) - Kết quả đạt được, nên đưa ra số liệu cụ thể nếu có.
Ví dụ như:
+ Tình huống: Một dự án bị chậm tiến độ vì thiếu nhân sự.
+ Nhiệm vụ: Hãy tìm cách đẩy nhanh tiến độ của dự án mà không tăng thêm chi phí.
+ Hành động: Tôi đã phân công các công việc và áp dụng những phần mềm quản lý dự án mới.
+ Kết quả: Dự án đã có thể hoàn thành sớm hơn 2 ngày và không vượt quá ngân sách ban đầu.
(2) Ứng viên cần chuẩn bị những gì trước khi tham gia phỏng vấn hành vi?
- Đầu tiên, nên xem lại mô tả công việc ứng tuyển và liệt kê những kỹ năng chính.
- Hãy chuẩn bị trước những ví dụ thực tế trong công việc và có thể liên quan đến các kỹ năng chính đó.
- Nên luyện tập trả lời theo phương pháp STAR để tránh nói dài dòng, lan man hoặc không logic.
- Rèn luyện cho bản thân một thái độ tự tin, chân thật và chuyên nghiệp trong khi trình bày câu trả lời.
- Tuyệt đối không nên thuộc lòng kịch bản, mà hãy linh hoạt và tự nhiên hơn khi trả lời.
Có thể thấy, phỏng vấn hành vi chính là cơ hội để thể hiện khả năng xử lý tình huống, làm việc nhóm, hay những kỹ năng mềm của mình. Hãy chuẩn bị thật kỹ lưỡng, đưa ra ví dụ phù hợp với tình huống và trả lời thật logic sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Phỏng vấn hành vi là gì? Ứng viên cần chuẩn bị những gì trước khi tham gia phỏng vấn hành vi? (Hình từ Internet)
Thời gian thử việc theo pháp luật quy định là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời gian thử việc như sau:
Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
- Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014;
- Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
- Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
- Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Từ khóa: Phỏng vấn hành vi Ứng viên cần chuẩn bị những gì trước khi tham gia phỏng vấn hành vi nhà tuyển dụng Thời gian thử việc Phỏng vấn hành vi là gì
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;