Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Những điều sinh viên Luật cần biết về ngành nghề của mình
Ngành Luật là ngành khá khó nhằn lẫn đầu ra và đầu vào. Hiện nay tỉ lệ sinh viên thất nghiệp ngày càng cao trong đó không ngoại trừ ngành luật. Dưới đây là những điều sinh viên Luật cần biết về ngành nghề của mình để có hướng phát triển bản thân phù hợp không để thất nghiệp khi ra trường.
>> Tâm sự của sinh viên Luật khi ra trường
>> Sinh viên và chuyện nên hay không nên đi làm thêm?
>> Lời khuyên dành cho thí sinh “thích Luật nhưng rụt rè”
Học luật là phải yêu và tìm thấy giá trị từ cái mình học. Một điều chắc chắn rằng nếu bạn học luật với sự đam mê và thích thú thì học sẽ nhanh hơn và ít “khổ” hơn những người khác. Người học luật bằng đam mê sẽ không cảm thấy những văn bản pháp luật khô khan ngược lại luôn cố gắng phân tích từng câu chữ để áp dụng vào thực tế phục vụ cho việc học của mình.
Học luật rất khó và phải có “đầu óc” hơn là sự chăm chỉ. Học luật chính là học mối quan hệ giữa con người với con người, do đó học thuộc các điều luật không phải là điều quan trọng nhất mà cần phải hiểu và áp dụng chính xác vào vấn đề. Do đó kỹ năng mềm là thứ mà người học luật và làm luật phải có.
Các kỹ năng mềm cơ bản có thể liệt kê cụ thể như:
- Kỹ năng phân tích văn bản
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng xử lý tình huống,…
Học luật không chỉ học một ngành là đủ dùng mà bạn nên cho mình nhiều cơ hội va chạm thực tế. Việc phân chia các ngành luật như luật thương mại, luật dân sự, luật hình sự… chỉ mang tính chất tương đối. Bởi một người làm luật giỏi trên hết cần biết kiến thức luật nền tảng và mối liên kết giữa các lĩnh vực hơn là chuyên sâu vào một lĩnh vực cụ thể. Nghề luật là dạng nghề dạy nghề, nên không có lý do gì để bạn trì hoãn việc thực tập khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Cuối cùng là bản thân bạn có muốn sống với nghề luật hay không. Thực tế mà nó một số bạn tốt nghiệp ngành luật thất nghiệp nhưng lại có không ít bạn rẽ hướng sự nghiệp sang làm các công việc khác như nhân sự, sale, chăm sóc khách hàng,… vậy nên học là một chuyện bạn có quyết định sống với nghề này hay không lại là chuyện khác và tất cả nằm ở sự lựa chọn của cá nhân mỗi người.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Lời dẫn chương trình tất niên cuối năm? Học ngành gì để trở thành người dẫn chương trình?
Freelancer là nghề gì mà lại thu hút nhiều người theo đuổi đến vậy?Kỹ năng cần thiết để trở thành một freelancer thành công?
Chứng chỉ hành nghề chứng khoán là gì và làm thế nào để sở hữu chứng chỉ này? Điều gì khiến cho chứng chỉ này trở thành một trong những điều kiện quan trọng để hoạt động trong lĩnh vực tài chính?
Top những kỹ năng cần thiết cho sinh viên mới ra trường là gì? Lời khuyên dành cho những sinh viên vừa ra trường?