Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Nhân viên hành chính văn phòng và 05 kỹ năng cần có khi làm việc
Kỹ năng hành chính văn phòng là những kỹ năng bổ trợ giúp nhân viên hành chính văn phòng hoàn thành công việc tốt tại doanh nghiệp, công ty. Dù là ngành nghề nào đi chăng nữa thì nhân viên cũng cần phải trang bị các kỹ năng để xử lý cũng như giải quyết tình huống gặp phải thường ngày. Dưới đây là 05 kỹ năng cần có của một nhân viên hành chính văn phòng mà bạn nên biết.
5 kỹ năng cần có của Nhân viên hành chính văn phòng (Hình từ Internet)
Kỹ năng giao tiếp
- Giao tiếp là khả năng cũng như kỹ năng mỗi người bắt buộc cần phải có khi đi làm. Nhân viên hành chính thường phải tương tác với nhà tuyển dụng, nhân viên, ứng viên và khách hàng nên đây được xem là bộ kỹ năng quan trọng để đánh giá ứng viên muốn ứng tuyển vào vị trí này.
- Trở thàn một người giao tiếp tốt chính là trở thành một người lắng nghe tốt để có thể tiếp thu tất cả ý kiến của khách hàng, đồng nghiệp.
- Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ phục vụ cho các công việc của nhân viên hành chính văn phòng như là: trả lời khách hàng, quan hệ công chúng, lễ tân, làm việc nhóm, giao tiếp văn bản,…
Kỹ năng tổ chức
- Kỹ năng tổ chức là kỹ năng tiền đề để thực hiện nhiệm vụ, công việc được giao. Công việc tổ chức là một trong các công việc mà nhân viên hành chính phải đảm nhận. Nhân viên hành chính văn phòng là người quản lý lịch trình, sắp xếp các cuộc hẹn giữa khách hàng với cấp trên, HR với ứng viên.
- Kỹ năng tổ chức là một sự thể hiện đặc thù nơi công sở, là nơi mà mọi người làm việc quy củ hiệu quả theo quy trình. Kỹ năng tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc bạn có hoàn thành việc được giao đúng kế hoạch hay không, là tiêu chí để cấp trên đánh giá cũng như xem xét tính chuyên nghiệp của bạn trong công việc.
Kỹ năng lập kế hoạch
- Nhân viên hành chính văn phòng là người lên kế hoạch, lập cuộc hẹn,… nên kỹ năng lập kế hoạch là một trong những bộ kỹ năng cần thiết mà một nhân viên hành chính văn phòng cần có. Một nhân viên tiềm năng cần có khả năng lập kế hoạch trước sau để đảm bảo công ty vận hành đúng quy trình và có phương án dự phòng khi rủi ro xảy ra.
- Lập kế hoạch còn giúp ích cho bạn trong các công việc chuyên môn cá nhân. Nhìn chung lại kỹ năng này cần bồi đắp qua thời gian và thông qua việc học tập cũng như ý thức của người làm việc thì mới đạt hiệu quả tốt.
Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Khả năng giải quyết vấn đề thuộc về phạm trù tư duy và tính cách nhanh nhạy của mỗi người trong cách làm việc. Từ kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe nhân viên hành chính văn phòng sẽ sử dụng tư duy để giải quyết vấn đề.
Những kỹ năng chuyên môn phục vụ cho công việc thường ngày
- Nhân viên hành chính là người tiếp xúc thường chuyên đến các thiết bị như máy fax, máy in, máy photocopy nên việc trang bị cho mình kỹ năng kiến thức để có thể sử dụng thành thạo các máy bổ trợ trong văn phòng là điều cần thiết.
- Các kỹ năng như có bằng tin học word, excel là kỹ năng bắt buộc mà nhà tuyển dụng dùng để đánh giá ứng viên.
- Kỹ năng, trình độ chuyên môn là yếu tố quyết định để làm nghề và hành nghề nên cần trau dồi bản thân từng ngày để có thể hoàn thành tốt công việc mà mình đang đảm nhận.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Lời dẫn chương trình tất niên cuối năm? Học ngành gì để trở thành người dẫn chương trình?
Freelancer là nghề gì mà lại thu hút nhiều người theo đuổi đến vậy?Kỹ năng cần thiết để trở thành một freelancer thành công?
Chứng chỉ hành nghề chứng khoán là gì và làm thế nào để sở hữu chứng chỉ này? Điều gì khiến cho chứng chỉ này trở thành một trong những điều kiện quan trọng để hoạt động trong lĩnh vực tài chính?
Top những kỹ năng cần thiết cho sinh viên mới ra trường là gì? Lời khuyên dành cho những sinh viên vừa ra trường?