Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 2025? Thời gian địa điểm tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025
Tìm hiểu về Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 2025? Thời gian địa điểm tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025
Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 2025?
Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 2025 là một dịp lễ để đồng bào các dân tộc trên cả nước được gặp gỡ, giao lưu, học tập và trao đổi kinh nghiệm trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc.
Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 2025 góp phần bảo tồn, gìn giữ, tôn vinh và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc nhằm thắt chặt tình đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc, xây dựng và phát triển đời sống văn hóa lành mạnh, tiến bộ.
Mục đích của Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 2025 là để chào mừng các sự kiện quan trọng sau:
- Chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4).
- Kỷ niệm 79 năm ngày Bác Hồ gửi thư cho Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam (19/4/1946 - 19/4/2025).
- Gần 20 năm thực hiện Quyết định 1668/QĐ-TTg ngày 17/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc lấy ngày 19/4 hằng năm là Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 2025? Thời gian địa điểm tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 (Hình từ Internet)
Thời gian, địa điểm tổ chức và các dân tộc tham gia Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025?
Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 được tổ chức từ Thứ 5 ngày 17/4/2025 đến Chủ Nhật ngày 20/4/2025.
Địa điểm tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 là Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Ngoài các đại biểu, khách mời tham gia, còn có khoảng hơn 300 người, 54 thành phần dân tộc của các tỉnh, thành phố trong đó:
- Khoảng hơn 100 nghệ nhân, đồng bào các dân tộc của 16 nhóm đồng bào đang hoạt động hằng ngày tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam:
Tỉnh, Thành phố |
Các dân tộc tham gia |
Hòa Bình |
- Dân tộc Mường |
Sơn La |
- Dân tộc Thái - Dân tộc Lào - Dân tộc Khơ Mú |
Hà Giang |
- Dân tộc Mông |
Thái Nguyên |
- Dân tộc Tày - Dân tộc Nùng |
Tp. Hà Nội |
- Dân tộc Dao |
Tp. Huế |
- Dân tộc Tà Ôi - Dân tộc Cơ Tu |
Gia Lai |
- Dân tộc Ba Na - Dân tộc Gia Rai |
Kon Tum |
- Dân tộc Xơ Đăng |
Ninh Thuận |
- Dân tộc Raglai |
Đắk Lắk |
- Dân tộc Ê Đê |
Sóc Trăng |
- Dân tộc Khmer |
- Huy động thêm khoảng hơn 100 người bao gồm:
Tỉnh, Thành phố |
Số lượng các dân tộc tham gia |
Tinh Đắk Lắk |
- 25 đồng bào dân tộc Ê Đê |
Tỉnh Sóc Trăng |
- 20 đồng bào dân tộc Khmer |
Tỉnh Thanh Hóa |
- 30 đồng bào dân tộc Thổ |
Tỉnh Hòa Bình |
- 20 đồng bào dân tộc Mường |
Huyện Phú Lộc, Tp. Huế |
- 10 đồng bào dân tộc Cơ Tu |
- Đại diện 54 thành phần dân tộc của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (địa phương cử đại biểu các thành phần dân tộc khác nhau, mỗi dân tộc 02 người theo danh mục đề xuất của Ban Tổ chức).
Các kỹ năng cần thiết trong nghề tổ chức sự kiện, lễ hội?
- Lập kế hoạch sự kiện, lễ hội.
- Quản lý và sắp xếp thời gian phù hợp cho sự kiện, lễ hội.
- Kỹ năng giao tiếp để làm việc hiệu quả với khách hàng, nhà tài trợ, đội ngũ nhân sự.
- Có khả năng giải quyết vấn đề, xử lý mâu thuẫn.
- Có hiểu biết về các kỹ thuật sân khấu, âm thanh, ánh sáng.
Là một người làm nghề tổ chức sự kiện, ngoài những kỹ năng cần có nêu trên, người tổ chức sự kiện phải là một người năng động, chịu được áp lực công việc, có óc thẩm mỹ và đặc biệt phải biết nắm bắt xu hướng hiện nay.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];