Chi tiết về Ngày Văn hóa các Dân tộc Việt Nam 2025?

Chi tiết về các hoạt động Ngày Văn hóa các Dân tộc Việt Nam 2025? Nội dung thực hiện? Người lao động có được nghỉ vào ngày này không?

Đăng bài: 05:45 06/04/2025

Chi tiết về Ngày Văn hóa các Dân tộc Việt Nam 2025?

Bài viết dưới đây giúp bạn hiểu rõ hơn về Chi tiết về Ngày Văn hóa các Dân tộc Việt Nam 2025?

Căn cứ theo Kế hoạch 1341/KH-BVHTTDL năm 2025 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quy định về thời gian, địa điểm và thành phần tham gia Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 như sau:

(1) Thời gian và địa điểm tổ chức:

- Thời gian: Ngày Văn hóa các Dân tộc Việt Nam 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 17/4/2025 đến ngày 20/4/2025

- Địa điểm: Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.

(2) Lực lượng tham gia các hoạt động:

  Thành phần tham gia: khoảng hơn 300 người, 54 thành phần dân tộc của các tỉnh, thành phố:

- Khoảng hơn 100 nghệ nhân, đồng bào các dân tộc của 16 nhóm đồng bào đang hoạt động hằng ngày tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam:

+ Dân tộc Mường (Hòa Bình);

+ Dân tộc Thái, dân tộc Lào, dân tộc Khơ Mú (Sơn La);

+ Dân tộc Mông (Hà Giang);

+ Dân tộc Tày, dân tộc Nùng (Thái Nguyên);

+ Dân tộc Dao (Tp. Hà Nội);

+ Dân tộc Tà Ôi, dân tộc Cơ Tu (Tp. Huế);

+ Dân tộc Ba Na, dân tộc Gia Rai (Gia Lai);

+ Dân tộc Xơ Đăng (Kon Tum);

+ Dân tộc Raglai (Ninh Thuận);

+ Dân tộc Ê Đê (Đắk Lắk);

+ Dân tộc Khmer (Sóc Trăng).

- Huy động thêm khoảng hơn 100 người:

+ 25 đồng bào dân tộc Ê Đê (tỉnh Đắk Lắk);

+ 20 đồng bào dân tộc Khmer (tỉnh Sóc Trăng);

+ 30 đồng bào dân tộc Thổ (tỉnh Thanh Hóa);

+ 20 đồng bào dân tộc Mường (tỉnh Hòa Bình);

+ 10 đồng bào dân tộc Cơ Tu (huyện Phú Lộc, Tp. Huế).

- Đại diện 54 thành phần dân tộc của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (địa phương cử đại biểu các thành phần dân tộc khác nhau, mỗi dân tộc 02 người theo danh mục đề xuất của Ban Tổ chức).

(3) Tiến độ thực hiện:

Tháng 3/2025

- Xây dựng và ban hành kế hoạch tổ chức.

- Thành lập Ban Tổ chức.

- Xây dựng kế hoạch chi tiết; phối hợp với các đơn vị, địa phương có liên quan hoàn chỉnh kế hoạch, kịch bản chi tiết, chuẩn bị các điều kiện để triển khai theo các nội dung, kế hoạch đã được phê duyệt.

Tháng 4/2025

- Tổ chức thực hiện các hoạt động theo kế hoạch đã được phê duyệt, cụ thể:

+ Từ ngày 01/4/2025 đến ngày 08/4/2025: Tổ chức cung cấp thông tin báo chí.

+ Từ ngày 09/4/2025 đến ngày 12/4/2025: Kiểm tra, rà soát, hoàn chỉnh các công tác chuẩn bị, cơ sở vật chất kỹ thuật và các điều kiện có liên quan để tổ chức các hoạt động.

+ Từ ngày 13/4/2025 đến ngày 17/4/2025: Tổng kiểm tra công tác chuẩn bị.

Xem chi tiết Kế hoạch 1341/KH-BVHTTDL: tại đây

Xem thêm: Thể lệ cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025 – Sân chơi sáng tạo dành cho thiếu nhi?

Xem thêm: Thể lệ Tổ chức Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước” trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn?

Chi tiết về Ngày Văn hóa các Dân tộc Việt Nam 2025?

Chi tiết về Ngày Văn hóa các Dân tộc Việt Nam 2025? (Hình ảnh từ internet)

Nội dung thực hiện?

(1) Hội nghị tổng kết công tác phối hợp với các địa phương huy động đồng bào các dân tộc về tổ chức hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

1.1. Tổ chức Hội nghị tổng kết

- Thời gian: 14h00 ngày 18/4/2025.

- Địa điểm: Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

- Nội dung:

+ Tổng kết, đánh giá công tác phối hợp huy động đồng bào các dân tộc tham gia hoạt động sự kiện và hoạt động hằng ngày tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

+ Sơ kết đánh giá thực hiện Quy chế phối hợp giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trong công tác chỉ đạo huy động đồng bào tổ chức hoạt động hằng ngày tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Đánh giá kết quả đạt được sau quá trình triển khai thực hiện Quy chế phối hợp; thảo luận các nội dung cần tăng cường trao đổi, phối hợp; trao đổi kinh nghiệm, cách thức triển khai giữa các địa phương.

+ Thông qua tổng kết, sơ kết chỉ ra những hạn chế, tồn tại; đề xuất, kiến nghị; xác định mục tiêu, định hướng các hoạt động hằng ngày, hoạt động sự kiện trong thời gian tiếp theo.

+ Biểu dương, khen thưởng các địa phương, nhóm đồng bào tích cực trong công tác phối hợp, tham gia tổ chức các hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

- Đơn vị thực hiện: Cục Văn hóa các dân tộc Việt Nam chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện.

1.2. Báo công, viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tham quan Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch

- Thời gian: 08h00 ngày 19/4/2025.

- Địa điểm: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.

- Nội dung: đại diện cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam báo công, tham quan viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Đơn vị thực hiện: Cục Văn hóa các dân tộc Việt Nam chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện.

(2) Trình diễn giới thiệu di sản, văn hóa địa phương

2.1. Sắc màu văn hóa dân tộc Khmer Sóc Trăng

2.1.1. Tái hiện tết Chôl Chnăm Thmây của dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng - Thời gian: dự kiến ngày 19/4/2025.

- Địa điểm: Làng dân tộc Khmer, quần thể chùa Khmer, Khu các làng dân tộc III.

- Nội dung: tái hiện tết Chôl Chnăm Thmây của dân tộc Khmer với nghi thức:

+ Ngày thứ nhất gọi là thngay Chôl Chnăm Thmây (ngày vào năm mới) (lễ rước “Mâh Sangkran mới”);

+ Ngày thứ hai gọi là thngay Von-boch;

+ Ngày thứ ba gọi là thngay Lơn-săk (ngày thêm tuổi), sau đó tổ chức lễ tắm tượng Phật bằng nước có ướp hương thơm, để tỏ lòng tưởng nhớ và biết ơn đức Phật, rồi chúc mừng cha mẹ, ông bà, dâng bánh trái để tạ ơn, đồng thời cũng để rửa những điều không may của năm cũ để sang năm mới vạn sự như ý.

- Đơn vị thực hiện: Cục Văn hóa các dân tộc Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng xây dựng kế hoạch chi tiết và tổ chức thực hiện.

2.1.2. Không gian âm nhạc truyền thống và giới thiệu quảng bá du lịch, triển lãm hình ảnh của tỉnh Sóc Trăng

- Thời gian: ngày 18,19,20/4/2025.

- Địa điểm: khu vực bãi cỏ cạnh chùa Khmer, Khu các làng dân tộc III.

- Nội dung:

+ Trình diễn nhạc Ngũ âm, trống Schay Dăm, dạy múa Rom vong, múa Chằn...biểu diễn nghệ thuật múa Rô băm, trình diễn nghệ thuật múa Rom vông là những di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận.

+ Tham gia gian hàng giới thiệu không gian du lịch tỉnh Sóc Trăng: hình ảnh về điểm đến, văn hóa lễ hội, đặc sản ẩm thực; các tờ rơi, ấn phẩm, bản đồ; các mã QR giới thiệu về hệ thống du lịch thông minh, ấn phẩm online của tỉnh; trình chiếu video giới thiệu về tiềm năng du lịch của tỉnh Sóc Trăng; trưng bày và giới thiệu một số sản phẩm OCOP tiêu biểu của tỉnh.

- Đơn vị thực hiện: Cục Văn hóa các dân tộc Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng xây dựng kế hoạch chi tiết và tổ chức thực hiện.

2.2. Không gian văn hóa “Sắc màu cao nguyên Đắk Lắk”

2.2.1. Tái hiện Lễ cúng trưởng thành của dân tộc Ê Đê tỉnh Đắk Lắk

- Thời gian: dự kiến ngày 20/4/2025.

- Địa điểm: Làng dân tộc Ê Đê, Khu các làng dân tộc II.

- Nội dung: Lễ cúng trưởng thành gồm hai phần.

+ Phần thứ nhất: cúng báo với ông bà tổ tiên;

+ Phần thứ hai: cúng trưởng thành.

+ Lễ vật gồm có: 01 con gà, 5 06 ché rượu cần, 20 vòng đồng, 03 chén đồng, 03 tô đồng, 01 mâm đồng.

+ Vật dụng: cột gơng bằng các ống tre, lồ ô để buộc rượu, ghế nhỏ có bọc thổ cẩm đủ ngồi đánh chiêng và uống rượu cần, chiếu lớn; chén đồng, tô đồng, mâm đồng, nồi đồng, ống điếu, 10 đến 20 đing kchốc (ống uống rượu làm bằng tre), 5 ống đing ea bằng tre, để lấy nước đổ vào rượu (mỗi ống dài 5 đốt) 3 chiếc gùi, 9 trái bầu (mỗi gùi 3 trái), nến, trầu cau và một số vật dụng của mọi người để tặng (nếu có); áo, khăn quấn đầu thầy cúng... thời lượng 30 phút, gồm:

+ Hòa tấu chiêng K’nah: “Drông tuê” (đón khách);

+ Tái hiện nghi thức cúng trưởng thành cho người đàn ông dân tộc Ê Đê;

+ Bài chiêng Arap chúc mừng hoàn thành nghi lễ;

+ Hòa tấu nhạc cụ và hát: còn thương nhau thì về Buôn Ma Thuột (chào tạm biệt khách quý).

- Đơn vị thực hiện: Cục Văn hóa các dân tộc Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk xây dựng kế hoạch chi tiết và tổ chức thực hiện.

2.2.2. Không gian âm nhạc dân tộc Ê Đê

- Thời gian: ngày 18,19,20/4/2025.

- Địa điểm: Làng dân tộc Ê Đê, Khu các làng dân tộc II.

- Nội dung:

+ Giới thiệu các nhạc cụ truyền thống: cồng chiêng, chiêng tre, ching cram...

+ Biểu diễn các tiết mục dân ca dân vũ: hát Aray, dân ca, các ca khúc về Tây Nguyên, múa xoang...

+ Giới thiệu nghề thủ công truyền thống, các sản phẩm OCOP...

+ Giao lưu cùng đồng bào và du khách.

- Đơn vị thực hiện: Cục Văn hóa các dân tộc Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk xây dựng kế hoạch chi tiết và tổ chức thực hiện.

2.2.3. Không gian trình diễn cà phê Tây Nguyên

- Thời gian: ngày 18,19,20/4/2025.

- Địa điểm: Làng dân tộc Ê Đê, Khu các làng dân tộc II.

- Nội dung: tái hiện không gian trình diễn cà phê truyền thống của đồng bào từ việc lựa chọn hạt, đến rang, giã tự nhiên và lọc bằng chính phương thức tự nhiên của đồng bào giới thiệu đến du khách cùng xem, trải nghiệm và thưởng thức.

- Đơn vị thực hiện: Cục Văn các dân tộc Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk xây dựng kế hoạch chi tiết và tổ chức thực hiện.

2.3. Sắc màu văn hóa vùng cao xứ Thanh qua không gian văn hóa dân tộc Thổ, tỉnh Thanh Hóa

2.3.1. Tái hiện Lễ mừng cơm mới của dân tộc Thổ tỉnh Thanh Hóa

- Thời gian: dự kiến ngày 20/4/2025.

- Địa điểm: Làng dân tộc Thổ, Khu các làng dân tộc I.

- Nội dung: thực hiện nghi thức là thầy Mo.

+ Lễ vật được đồng bào chuẩn bị đầy đủ: gà, xôi nếp, cá sông…theo truyền thống của đồng bào, sau mùa vụ mỗi gia đình đồng bào Thổ sẽ làm lễ báo ân, trả nghĩa thần linh thổ địa ngự tại ruộng nương nhà mình, cảm tạ thần linh thổ địa ngự tại ruộng nhà mình.

+ Gia đình nào cũng chuẩn bị mâm cúng dâng ra tận ruộng để báo ân, trả ơn, trả lễ.

+ Lời khấn bày tỏ lòng thành tạ ơn thần linh canh coi mùa lúa, xua đuổi muông thú sâu bệnh làm cho cây lúa xanh tốt, vụ lúa bội thu.

+ Cúng xong, gia chủ thụ lộc tại ruộng rẫy.

+ Các gia đình chọn lấy thúng lúa ngon nhất mang đi xay giã làm sạch thành gạo sau đó được đồ xôi, thổi cơm làm vật cúng tế chính.

+ Ngoài cơm gạo mới ra còn có gà, cá, vàng hương... thầy Mo cúng tế theo trình tự các bước lễ nghi truyền thống cúng cơm mới.

+ Lời cúng ca ngợi công đức và mời tổ tiên ông bà cha mẹ đã khuất về ăn cơm mới phù hộ cho con cháu.

+ Sau phần nghi thức là phần hội với nhiều loại hình âm nhạc dân gian, trò chơi truyền thống…giao lưu cùng đồng bào và du khách.

- Đơn vị thực hiện: Cục Văn hóa các dân tộc Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa xây dựng kế hoạch chi tiết và tổ chức thực hiện.

2.3.2. Chương trình giao lưu “Sắc màu vùng cao”

- Thời gian: ngày 18,19,20/4/2025.

- Địa điểm: Làng dân tộc Thổ, Khu các làng dân tộc I.

- Nội dung:

+ Hòa tấu các loại nhạc cụ truyền thống, các bài hát dân ca, dân vũ, dân nhạc, trình diễn giới thiệu các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống của dân tộc Thổ xứ Thanh.

+ Giao lưu cùng một số đồng bào đang hoạt động tại Làng gần với không gian văn hóa dân tộc Thổ (Tày, Nùng, Dao, Mông) và du khách.

- Đơn vị thực hiện: Cục Văn hóa các dân tộc Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa xây dựng kế hoạch chi tiết và tổ chức thực hiện.

2.4. Hoạt động của cộng đồng các dân tộc đang hoạt động hằng ngày tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

- Thời gian, địa điểm: từ ngày 17-20/4/2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

- Nội dung:

+ Giới thiệu, tái hiện nét văn hóa trong cuộc sống hằng ngày, phong tục tập quán, nghi lễ, trang phục, dân ca, dân vũ, ẩm thực dân tộc, nghề thủ công truyền thống, trò chơi dân gian…của 16 nhóm đồng bào các dân tộc đang hoạt động hằng ngày tại Làng:

  Dân tộc Tày, dân tộc Nùng (Thái Nguyên),

  Dân tộc Dao (Tp. 7 Hà Nội),

  Dân tộc Mông (Hà Giang),

  Dân tộc Mường (Hòa Bình),

  Dân tộc Lào,

  Dân tộc Khơ Mú,

  Dân tộc Thái (Sơn La),

  Dân tộc Tà Ôi,

  Dân tộc Cơ Tu (Tp. Huế),

  Dân tộc Ba Na,

  Dân tộc Gia Rai (Gia Lai),

  Dân tộc Xơ Đăng (Kon Tum),

  Dân tộc Ê Đê (Đắk Lắk),

  Dân tộc Khmer (Sóc Trăng).

+ Giới thiệu các hoạt động chào mừng Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam năm 2025 của các nhóm đồng bào đang hoạt động hằng ngày tại “Ngôi nhà chung” cũng như văn hóa - du lịch của địa phương tham gia Ngày hội.

+ Tổ chức giao lưu và dân ca dân vũ với chủ đề “Hoa xứ Mường” của đồng bào Mường tỉnh Hoà Bình và chương trình giới thiệu ẩm thực dân tộc, văn hoá du lịch của dân tộc Cơ Tu tại Làng.

- Đơn vị thực hiện:

+ Cục Văn hóa các dân tộc Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

+ Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Huế, Hòa Bình, Thái Nguyên, Sơn La, Hà Giang, Gia Lai, Kon Tum, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Sóc Trăng (các nhóm đồng bào đang hoạt động hằng ngày tại Làng và đồng bào Mường, đồng bào Cơ Tu huy động) xây dựng kế hoạch chi tiết và tổ chức thực hiện.

Người lao động có được nghỉ vào Ngày Văn hóa các Dân tộc Việt Nam không?

Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Nghỉ lễ, tết

1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

b) Tết Âm lịch: 05 ngày;

c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Theo đó, Ngày Văn hóa các Dân tộc Việt Nam không nằm trong danh sách các ngày nghỉ lễ chính thức theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019.

- Tuy nhiên, người lao động vẫn có thể nghỉ làm vào ngày này trong một số trường hợp sau:

+ Ngày Văn hóa các Dân tộc Việt Nam 2025 rơi vào thứ bảy là ngày nghỉ hằng tuần của người lao động.

+ Người lao động có thể được nghỉ vào ngày này nếu sử dụng ngày nghỉ hằng năm (theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019)

+ Người lao động có thể nghỉ việc riêng có hưởng lương hoặc không hưởng lương và thông báo cho người sử dụng lao động hoặc có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương (theo Điều 115 Bộ luật Lao động 2019).

2 Huỳnh Mai Đoan Trang

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...