Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Làm sao để nâng cao khả năng tư vấn pháp luật?
Tư vấn và giải quyết các vấn đề pháp luật là việc làm chính của luật sư cũng như các nhân viên, chuyên viên pháp lý tuy nhiên đối với những luật sư trẻ hay những nhân viên làm việc liên quan đến lĩnh vực pháp luật mới ra trường thì kỹ năng tư vấn vẫn còn hạn chế. Dưới đây là một số chia sể để có thể giải quyết các tình huống pháp lý phức tạp và nâng cao khả năng tư vấn pháp lý cho những người hành nghề trong lĩnh vực pháp luật.
1. Học và nắm kỹ các vấn đề lý luận pháp lý
Đây vấn là vấn đề rất quan trọng trong hoạt động tư vấn pháp luật. Hầu hết các vấn đề lý luận pháp luật hay các kiến thức cơ bản chúng ta đề được học ở giảng đường đại học. Tuy nhiên không chỉ dừng lại ở đó trong xuyên suốt quá trình hành nghề và làm nghề cũng phải thường xuyên đọc, ôn lại, đọc thêm các sách giáo trình mới, sách chuyên khảo, các bài tạp chí chuyên ngành luật để củng cố và trang bị thêm kiến thức kỹ năng pháp lý của bản thân.
Việc học như thế nào thì mỗi người sẽ tự ý thức xây dựng cho mình một lộ trình riêng vì vậy nên tập thói quen học tập nghiên cứu từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường để có thể có một nền tảng vững chắc phục vụ cho công việc sau này.
2. Cập nhật, đọc văn bản pháp luật hằng ngày
Kỹ năng cập nhật, đọc văn bản luật được xem là kỹ năng cần thiết của những người làm việc trong lĩnh vực pháp luật. Thay vì việc tập trung vào mạng xã hội quá nhiều, “chém gió” những điều vô bổ thì người hành nghề luật phần lớn dành thời gian để quan tâm đến những sự chuyển biến từng ngày của xã hội thông qua pháp luật.
Dù là luật sư hay là chuyên viên pháp chế thì chúng ta cũng không thể trở thành những chuyên gia hàng đầu về luật nếu không chịu đọc, cập nhật văn bản quy phạm pháp luật.
Rõ ràng vấn đề pháp luật trải dài ở nhiều văn bản, cả luật và dưới luật thậm chí còn cập nhật, chỉnh sửa bổ sung từng ngày. Nếu người làm luật không nắm rõ mấu chốt thì không thể tư vấn các cách thức xử lý vấn đề, càng không thể đưa ra đánh giá ưu nhược điểm của từng hướng cho khách hàng lựa chọn.
Ví dụ: Khi đọc một Nghị định mới về điều kiện đầu tư kinh doanh thì cần đọc và nắm các nội dung như phạm vi và đối tượng áp dụng, các điều kiện kinh doanh ở đây là gì và thủ tục cấp phép như thế nào, có khác gì các quy định trước kia hay không.
Vậy mới nói chức năng của luật sư hay các nhà tư vấn pháp luật chỉ thật sự phát huy khả năng khi nắm rõ cập nhật, đầy đủ các văn bản pháp luật hằng ngày để giải đáp thắc mắc của khách hàng.
Làm sao để nâng cao khả năng tư vấn pháp luật? (Hình từ Internet)
3. Thường xuyên trao đổi chuyên môn, học hỏi tri thức, kinh nghiệm của các thầy, cô, luật sư đi trước, các nhà quản lý doanh nghiệp, cán bộ làm công tác xé xử và học ngay ở những khách hàng của chính chúng ta
Việc học hỏi kiến thức lý thuyết là chưa đủ tính chất của ngành luật là làm việc và cọ sát thực tiễn. Vì vậy càng gặp nhiều trường hợp vấn đề pháp lý người làm luật sẽ càng có nhiều kinh nghiệm. Đối với những kỹ năng chuyên môn còn hạn chế hãy mạnh dạn trao đổi, học hỏi kiến thức từ những người thầy đi trước. Chúng ta có thể rút ngắn con đường thành công bằng cách học hỏi trải nghiệm thực tế từ người khác. Một người dẫn đường thông minh với nhiều kinh nghiệm sẽ cho ta những phương án, cách xây dựng vấn đề tư duy rộng mở hơn đồng thời hỗ trợ giải đáp cho bạn những vướng mắt còn đọng lại. Mỗi chúng ta đều rất cần những người như vậy trên con đường sự nghiệp dù là ngành luật hay bất kỳ ngành nghề nào cũng vậy.
4. Tập thói quen cập nhật thời sự
Pháp luật gắn liền với đời sống nên việc cập nhật thời sự chưa bao giờ là thừa đối với những người hành nghề liên quan đến lĩnh vực pháp luật.
Dành ít phút mỗi ngày để cập nhật tin tức thời sự trên truyền hình quốc gia hay chỉ 30 phút để lướt các trang báo như pháp luật tpHCM, Truyền hình báo pháp luật Việt Nam, Các diễn đàn trẻ về pháp luật cũng đủ để bạn thu nhặt một rổ kiến thức về lĩnh vực pháp luật xoay quanh đời sống.
5. Luôn có thái độ cầu thị, học hỏi không ngừng
Thái độ và tác phong chính là 2 yếu tố quyết định sự thành công của một con người. Dù chúng ta đang đảm nhận một chức danh nhiều người trọng vọng một mức lương xứng đáng nhưng không có nghĩa mình là người hoàn hảo mọi mặt. Một người biết lắng nghe học hỏi, biết tôn trọng người khác và không bao giờ cho mình là số 1 thì thường sẽ là người có thái độ làm việc chuyên nghiệp hơn cả.
Việc tự ảo tưởng bản thân để tự cách ly thì đến một ngày sẽ tự đào thải mình ra khỏi dòng chảy chung của nghề nghiệp.
Cầu thị không phải là nhún nhường trước người khác mà là tinh thần luôn muốn học hỏi để có thể tiến bộ hơn, đạt thành tích cao hơn. Điều đó sẽ được chứng minh qua năng lực hành nghề, chỗ đứng trong nghề và sự trọng vọng của khách hàng.
Mỗi người sẽ có một tư duy hành nghề khác nhau cũng như việc bổ sung kiến thức cũng là ý chí chủ quan của mỗi cá nhân để phục vụ nghề nghiệp. Chúc các luật sư trẻ, các bạn trẻ đi theo con đường pháp luật có một sự nghiệp rực rỡ và luôn sống cống hiến hết mình với nghề.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Lời dẫn chương trình tất niên cuối năm? Học ngành gì để trở thành người dẫn chương trình?
Freelancer là nghề gì mà lại thu hút nhiều người theo đuổi đến vậy?Kỹ năng cần thiết để trở thành một freelancer thành công?
Chứng chỉ hành nghề chứng khoán là gì và làm thế nào để sở hữu chứng chỉ này? Điều gì khiến cho chứng chỉ này trở thành một trong những điều kiện quan trọng để hoạt động trong lĩnh vực tài chính?
Top những kỹ năng cần thiết cho sinh viên mới ra trường là gì? Lời khuyên dành cho những sinh viên vừa ra trường?