Hội chứng Fomo ảnh hưởng như thế nào đến công việc? Cách khắc phục hội chứng Fomo?
Hội chứng Fomo có tác động như thế nào đến quá trình làm việc? Cách khắc phục hội chứng Fomo?
Hội chứng Fomo ảnh hưởng như thế nào đến công việc?
Fomo là gì?
Fomo là viết tắt của cụm từ Fear of Missing out nghĩa là lo sợ bỏ lỡ một điều gì đó quan trọng hay thú vị mà người khác đang trải nghiệm. Fomo hay còn gọi là hội chứng sợ bỏ lỡ. Hội chứng fomo mang lại cảm giác lo lắng, bồn chồn mỗi khi thấy ai đó đạt được điều gì đó như thành tựu công việc, mối quan hệ hay đơn giản là những trải nghiệm vui chơi mà bản thân chưa trải nghiệm.
Hội chứng Fomo ảnh hưởng như thế nào đến công việc?
Người mắc hội chứng Fomo sẽ khó tập trung vào công việc. Họ luôn quan sát và để ý đồng nghiệp xung quanh đang làm gì và luôn so sánh bản thân với người khác, việc cứ mãi xem xét đánh giá hành vi của người khác sẽ dễ gây cảm giác mất tập trung trong công việc.
Người mắc hội chứng Fomo thường có xu hướng gồng gánh, nhận thêm việc vì sợ đánh mất cơ hội. Họ cũng đôi khi chạy theo trào lưu những khóa học, kỹ năng mới xu hướng không cần thiết với bản thân dẫn đến việc mất nhiều thời gian, cơ thể dễ bị quá tải dẫn đến mất cân bằng trong cuộc sống.
Người mắc hội chứng Fomo thường xuyên đưa ra sự đánh giá và so sánh bản thân với người khác và thường cảm thấy bản thân chưa giỏi bằng đồng nghiệp hay chưa đủ chăm chỉ. Điều này dẫn đến việc hoài nghi bản thân và mất động lực làm việc. Về lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tin thần và khả năng làm việc.
Hội chứng Fomo ảnh hưởng như thế nào đến công việc? Cách khắc phục hội chứng sợ bỏ lỡ? (Hình từ Internet)
Cách khắc phục hội chứng Fomo?
Nhìn nhận rõ vấn đề
Để khắc phục hội chứng Fomo, điều đầu tiên cần làm là tìm hiểu nguyên nhân và nhìn nhận rõ vấn đề. Nhìn nhận việc sợ bỏ lỡ đã gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần và trạng thái làm việc ra sao. Việc nhìn nhận rõ vấn đề giúp tăng ý thức khắc phục trạng thái tâm lý này.
Đặt ra mục tiêu rõ ràng và cụ thể cho bản thân
Cần tập trung vào công việc của bản thân thay vì quan tâm đến người khác. Việc đặt ra mục tiêu cụ thể cho bản thân giúp có định hướng rõ ràng trong công việc của bản thân từ đó giảm sự chú ý vào người khác và thành công của họ.
Tập trung vào một công việc trong một thời điểm nhất định
Hãy cố gắng tập trung làm một công việc nhất định tại một thời điểm nhất định, đừng để bản thân bị kéo vào những việc không cần thiết của mọi người xung quanh, việc làm này có thể tăng khả năng tập trung vào công việc của bản thân, ít lo lắng vì những điều bên ngoài.
Dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn đúng cách
Ngoài làm việc hãy chú ý chăm sóc sức khỏe tin thần cho bản thân. Một tinh thần sảng khoái và lành mạnh sẽ ít bị ảnh hưởng tiêu cực, lo lắng bởi những thứ bên ngoài. Ngoài ra, việc nghỉ ngơi và thư giãn đúng cách còn giúp đảm bảo sức khỏe, tăng khả năng tập trung khi làm việc và hoàn thành công việc tốt hơn.
Doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động hay không?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015:
Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
...
Như vậy, doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động.
- Đối với người lao động thông thường: Khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần trong 1 năm.
- Đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi: Khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
Từ khóa: Hội chứng Fomo Hội chứng sợ bỏ lỡ Khắc phục hội chứng Fomo Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động người lao động Khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;