Công văn 03: Tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về Đề án sáp nhập tỉnh thành 2025 thế nào?

Tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về Đề án sáp nhập tỉnh thành 2025 theo Công văn 03 như thế nào?

Đăng bài: 16:24 17/04/2025

Công văn 03: Tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về Đề án sáp nhập tỉnh thành 2025 thế nào?

Ngày 15/4/2025, Ban Chỉ đạo sắp xếp ĐVHC các cấp và xây dựng mô hình tổ chức CQĐP 02 cấp đã có Công văn 03/CV-BCĐ năm 2025 V/v định hướng một số nhiệm vụ sắp xếp ĐVHC và tổ chức CQĐP 02 cấp; về tổ chức bộ máy, CBCCVC khi thực hiện sắp xếp.

Theo tiểu mục 1 Mục I Công văn 03/CV-BCĐ năm 2025 có đề cập đến việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về Đề án sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh, cấp xã như sau:

Khoản 3 Điều 10 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 quy định “Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến Nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về chủ trương thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính bằng các hình thức phù hợp theo quy định của Chính phủ”.

Để đáp ứng tiến độ sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh, cấp xã năm 2025 theo yêu cầu của Bộ Chính trị, Ban Bí thư tại Kết luận số 137-KL/TW và có sự linh hoạt, chủ động cho các địa phương tổ chức thực hiện phù hợp với thực tiễn, tại khoản 2 Mục II Kế hoạch ban hành kèm theo Nghị quyết số 74/NQ-CP ngày 07/4/2025 của Chính phủ về Kế hoạch thực hiện sắp xếp ĐVHC và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp đã quy định: UBND cấp tỉnh tổ chức lấy ý kiến cử tri đại diện hộ gia đình trên địa bàn ĐVHC cấp tỉnh thực hiện sáp nhập (đối với chủ trương sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh), ở những ĐVHC cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp (đối với chủ trương sắp xếp ĐVHC cấp xã); quyết định hình thức và trình tự, thủ tục, thời hạn lấy ý kiến phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, bảo đảm tiến độ trình Hồ sơ đề án sắp xếp ĐVHC theo yêu cầu tại Kết luận số 137-KL/TW và Nghị quyết này.

Để bảo đảm thống nhất về nội dung, trình tự, thủ tục lấy ý kiến Nhân dân tại địa phương, đề nghị UBND cấp tỉnh có thể lựa chọn hình thức phát phiếu lấy ý kiến (theo mẫu gửi kèm) hoặc lựa chọn các hình thức phù hợp khác như lấy phiếu qua trang thông tin điện tử, họp đại diện hộ gia đình tại ĐVHC cấp xã, thôn, tổ dân phố để biểu quyết,... Việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với chủ trương sắp xếp ĐVHC cấp xã có thể thực hiện đồng thời với việc lấy ý kiến đối với chủ trương sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh.

Công văn 03: Tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về Đề án sáp nhập tỉnh thành 2025 thế nào?

Công văn 03: Tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về Đề án sáp nhập tỉnh thành 2025 thế nào? (Hình từ Internet)

Có những hình thức lấy ý kiến Nhân dân nào?

Theo Điều 26 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định như sau:

Hình thức Nhân dân tham gia ý kiến

1. Các hình thức lấy ý kiến Nhân dân bao gồm:

a) Hội nghị trao đổi, đối thoại giữa Ủy ban nhân dân cấp xã với Nhân dân;

b) Tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư;

c) Phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình;

d) Thông qua hòm thư­ góp ý, đường dây nóng (nếu có);

đ) Thông qua Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố và các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở;

e) Thông qua cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của chính quyền địa phương cấp xã;

g) Thông qua mạng viễn thông, mạng xã hội hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật, bảo đảm phù hợp với mức độ ứng dụng công nghệ thông tin tại cấp xã, tại thôn, tổ dân phố;

h) Tổ chức đối thoại, lấy ý kiến công dân là đối tượng thi hành đối với nội dung quy định tại khoản 8 Điều 25 của Luật này.

2. Tùy theo nội dung, tính chất, yêu cầu của việc lấy ý kiến Nhân dân, khả năng, điều kiện đáp ứng thực tế của địa phương và phù hợp với quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định lựa chọn một hoặc một số hình thức quy định tại khoản 1 Điều này để tổ chức lấy ý kiến Nhân dân. Trường hợp pháp luật có quy định về việc áp dụng hình thức, cách thức tổ chức cụ thể để lấy ý kiến của Nhân dân về nội dung nhất định thì việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến tham gia của Nhân dân thực hiện theo quy định đó.

Theo đó, có 8 hình thức lấy ý kiến Nhân dân bao gồm:

- Hội nghị trao đổi, đối thoại giữa Ủy ban nhân dân cấp xã với Nhân dân;

- Tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư;

- Phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình;

- Thông qua hòm thư­ góp ý, đường dây nóng (nếu có);

- Thông qua Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố và các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở;

- Thông qua cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của chính quyền địa phương cấp xã;

- Thông qua mạng viễn thông, mạng xã hội hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật, bảo đảm phù hợp với mức độ ứng dụng công nghệ thông tin tại cấp xã, tại thôn, tổ dân phố;

- Tổ chức đối thoại, lấy ý kiến công dân là đối tượng thi hành đối với nội dung quy định tại khoản 8 Điều 25 của Luật này.

Làm thế nào để rèn luyện kỹ năng sắp xếp công việc đạt hiệu quả tốt nhất?

1. Quản lý thời gian

- Sắp xếp làm những công việc cần thiết trước và các công việc chưa cần thiết thì làm sau.

- Không làm nhiều công việc cùng một lúc vì nó sẽ không mang lại hiệu quả.

- Duy trì thói quen đặt ra mục tiêu công việc và phải hoàn thành đúng hạn.

2. Nhờ sự hỗ trợ của các ứng dụng

- Sẽ khó có thể bạn nhớ hết các mục tiêu cần phải làm do đó đòi hỏi phải có sự giúp đỡ của những ứng dụng trên hỗ trợ công việc hiệu quả.

- Có thể sử dụng ứng dụng note trên điện thoại và liệt kê ra những điều phải làm để rèn luyện kỹ năng sắp xếp công việc một cách hiệu quả nhất.

12 Đoàn Thị Mộng Thi

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...