Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Cách ứng xử thôi việc khéo léo
Có vô số lý do để bạn quyết định chấm dứt công việc hiện tại. Thế nhưng con đường từ quyết định thôi việc đến khi rời công ty cũng là một hành trình. Hãy bỏ túi bí kiếp dưới đây để có thể để lại thiện cảm tốt đẹp trong lòng cấp trên và đồng nghiệp mặc dù bạn đã đã nghỉ việc.
Nắm rõ luật công ty khi quyết định thôi việc
Các công ty, doanh nghiệp đều có quy định riêng đối với vấn đề thôi việc của nhân viên. Phần vì đảm bảo nhân sự, phần để kiểm soát các vấn đề tồn đọng trong công việc. Hầu hết ở các doanh nghiệp đều yêu cầu nhân viên muốn thôi việc chính thức phải thông báo trước ít 01 tháng.
Vậy nên xin nghỉ việc khéo léo và thuận lòng thì cách tốt nhất hãy chấp hành nội quy, các điều khoản mà công ty đã đặt ra. Việc này không chỉ thuận lợi cho công ty mà còn giúp bạn có thể bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình.
Nhiều người vẫn hay nước rút rải CV, phỏng vấn ngay cả khi chưa xin thôi việc chính thức ở công ty cũ vì sợ thất nghiệp. Thế nên mới có tình huống đặt ra là công ty mới gọi đi làm vẫn chưa thôi việc công ty cũ rất “tiến thoái lưỡng nan” và làm khó đôi bên. Tốt nhất thì cứ làm đúng luật để tránh những rắc rối xảy ra.
Viết đơn xin thôi việc
Đơn xin thôi việc cũng là thứ để cấp trên đánh giá sự chuyên nghiệp của bạn. Hãy viết đơn xin thôi việc một cách ngắn gọn, trình bày đầy đủ nhất, kiểm tra lỗi chính tả cho cả đơn đánh máy và đơn viết tay. Đừng quên gửi lời cảm ơn quý công ty trong thời gian qua đã giúp bạn học hỏi thêm kinh nghiệm.
Thân thiện hết lòng làm việc đến phút chót
Dù lý do nghỉ việc là gì đi nữa. Có bất mãn, hay xung đột với công ty thì bạn cũng nên thể hiện mình là người chuyên nghiệp đến cuối cùng. Hãy luôn giữ thái độ hòa nhã với đồng nghiệp, thiện chí với cấp trên và hoàn thành những nhiệm vụ được giao đúng hạn.
Hãy hướng dẫn tận tình cho người đảm nhận công việc mới thay bạn. Việc này thể hiện bạn là người thật sự có trách nhiệm và chuyên nghiệp.
Hi vọng những chia sẻ trên giúp ích cho bạn trong ứng xử khi thôi việc ở công ty cũ.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Lời dẫn chương trình tất niên cuối năm? Học ngành gì để trở thành người dẫn chương trình?
Freelancer là nghề gì mà lại thu hút nhiều người theo đuổi đến vậy?Kỹ năng cần thiết để trở thành một freelancer thành công?
Chứng chỉ hành nghề chứng khoán là gì và làm thế nào để sở hữu chứng chỉ này? Điều gì khiến cho chứng chỉ này trở thành một trong những điều kiện quan trọng để hoạt động trong lĩnh vực tài chính?
Top những kỹ năng cần thiết cho sinh viên mới ra trường là gì? Lời khuyên dành cho những sinh viên vừa ra trường?