Nhấn vào mũi tên để hiện thể loại con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc
Bảo hiểm và phúc lợi
Thuế và thu nhập
Biểu mẫu và hợp đồng
Hỏi đáp pháp luật
Chính sách lao động
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung làm rõ các vấn đề về đào tạo nhân lực chất lượng cao, giải quyết các nhu cầu về việc làm cho thanh niên
Chiều ngày 4/11, Quốc hội tiếp tục tiến hành thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác. Giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Đào Ngọc Dung làm rõ các vấn đề về đào tạo nhân lực chất lượng cao, giải quyết các nhu cầu về việc làm cho thanh niên.
Đăng bài: 21/12/2024 11:28
Làm rõ quan tâm của đại biểu Quốc hội về đào tạo nhân lực chất lượng cao, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh chú trọng việc đào tạo nhân lực đại trà thì cần phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo. “Chúng ta phấn đấu đến cuối năm 2025 nằm trong Top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về chỉ số đổi mới, sáng tạo toàn cầu”, Bộ trưởng cho biết.
Để đạt được mục tiêu đó, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, tập trung vào 2 đề án lớn và một số vấn đề cơ bản. Đề án thứ nhất là phát triển nguồn nhân lực ngành công nghệ bán dẫn đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Đề án thứ hai là phát triển nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển công nghệ cao. Một số đề án khác cần phải quan tâm là có chính sách hữu hiệu, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào khu vực công.
Trong đào tạo đại học thì chú trọng nghiên cứu khoa học và đặc biệt phải lấy tự chủ đại học là khâu đột phá. Trong giáo dục nghề nghiệp thì tập trung đổi mới theo hướng mở linh hoạt, hợp tác giữa nhà trường, doanh nghiệp và nhà nước, trong đó kết nối doanh nghiệp phải là khâu đột phá. Đồng thời, chú trọng hai vấn đề lớn, từ năm 2025 phải xây dựng khung chính sách quốc gia về phòng, chống già hóa dân số và điều chỉnh tỷ suất sinh thay thế. Đây là vấn đề rất quan trọng, có tính chất chiến lược.
Về thất nghiệp và thiếu việc làm trong thanh niên, theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, “tỷ lệ thất nghiệp của chúng ta ở ngưỡng cho phép và rất mừng là ở mức thấp”. Tuy nhiên, trong thanh niên hiện nay chiếm 7,92%, con số này theo Bộ trưởng “mặc dù chưa an tâm nhưng đây là con số có thể chấp nhận được”. Bộ trưởng dẫn chứng, nhìn lại ở các nước Châu Á, Đông Nam Á, trong năm nay cho thấy thấy gần đây thiếu việc làm và thất nghiệp trong thanh niên xu hướng gia tăng rất nhanh. “Chẳng hạn hiện nay bình quân toàn bộ khu vực Đông Nam Á của chúng ta là 9,5% và Brunei là 24%, Timor Leste là 13,3%, Indonesia là 13%, Malaysia là 11%, Philippines là 6,12% và Trung Quốc hiện nay trong độ tuổi 18 đến 24 tháng 8/2024 là 18,8%, có nghĩa là như Trung Quốc cứ 5 người trẻ ở trong độ tuổi thì có 1 người thất nghiệp và thiếu việc làm”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung dẫn chứng cụ thể.
Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu
Bộ trưởng phân tích thêm, có sự gia tăng về thiếu việc làm và thất nghiệp như vậy ở khu vực Đông Nam Á là vì kinh tế thế giới tăng chậm lại; quá trình chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo khiến nhiều công việc thay thế bởi máy móc nên thiếu việc làm trong thanh niên; Và một bộ phận lao động trẻ ưu tiên tìm việc ổn định, lâu dài, từ chối và nhảy việc ngắn hạn, thu nhập tốt hơn dẫn đến thất nghiệp tạm thời…
Để giải quyết các vấn đề về thiếu việc làm và thất nghiệp, Bộ trưởng nêu các giải pháp cho thị trường việc làm mà nhìn chung các quốc gia đều tập trung áp dụng.
Thứ nhất, hoàn thiện chính sách pháp luật lao động việc làm, tập trung đào tạo phát triển kỹ năng cho thanh niên theo hướng linh hoạt, đáp ứng nhu cầu thị trường; Có chính sách ưu đãi DNVVN, nhất là doanh nghiệp do thanh niên điều hành, thúc đẩy sáng tạo, tạo cơ hội việc làm cho thanh niên; Chính sách cho thanh niên khởi nghiệp, hỗ trợ tài chính, đào tạo kỹ năng quản lý; Chính sách ưu đãi thuế suất, lãi suất để tạo điều kiện cho thanh niên, nhất là trong đào tạo nghề nghiệp.
Thứ hai, đẩy mạnh hướng nghiệp đào tạo.
Thứ ba, triển khai chế độ, chính sách hỗ trợ lao động trẻ, thiếu việc làm, trong đó bao gồm xây dựng và phát triển chính sách, ưu tiên nguồn vốn hỗ trợ vay giải quyết việc làm, nâng cao nhận thức, trang bị kỹ năng, kiến thức nghề nghiệp để thích ứng vấn đề này.
Thứ tư, chính sách bảo hiểm thất nghiệp, đây là một căn cứ và một giải pháp làm "bà đỡ", không để thanh niên thất nghiệp kéo dài.
Thứ năm, giải pháp hài hòa giữa lao động trẻ, lao động trong nước với việc tạo điều kiện để thanh niên và lao động trẻ đi làm việc ở nước ngoài, vừa là tạo điều kiện để tăng thu ngoại tệ và tạo việc làm trong tạm thời.
Thứ sáu, ưu tiên việc làm cho thanh thiên trong nước, hạn chế lao động ngoài nước, đặc biệt là hạn chế tiếp nhận lao động nước ngoài làm công việc phổ thông. "Chúng ta tập trung vào tuyển chọn lao động chất lượng cao và nhà quản lý, chỉ cho phép những lao động nước ngoài vào khi lĩnh vực đó, công việc đó không tiếp nhận lao động trong nước, tinh thần là như vậy”, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH giải trình.
Thứ bảy, tập trung quản trị thị trường lao động chính quy hơn, chặt chẽ, hiệu quả, gắn với cung cầu lao động.
Nguồn "Cổng Thông tin điện tử Bộ LĐTBXH"
Kỹ năng xử lý mâu thuẫn là cần thiết để giải quyết xung đột hiệu quả. Vì sao kỹ năng này quan trọng, và cách áp dụng như thế nào?
Kỹ năng làm việc theo nhóm hiệu quả là điều kiện cần thiết trong môi trường công việc hiện đại. Vậy làm thế nào để phát triển và nâng cao kỹ năng này?
(Chinhphu.vn) - Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp kiến trúc sư được quy định rõ tại Thông tư 11/2024/TT-BXD của Bộ Xây dựng quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành xây dựng.
Ngày 14/10/2024, Thành ủy Đà Nẵng ban hành Kế hoạch số 250-KH/TU triển khai thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, trong đó ưu tiên đào tạo nghề cho lao động thuộc diện đối tượng chính sách, người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo…
Xem nhiều nhất gần đây
Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 19/2024/TT-BGDĐT quy định danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thuộc phạm vi quản lý theo ngành, lĩnh vực giáo dục
Theo quy định hiện hành trong phương án sử dụng lao động gồm danh sách người phải nghỉ việc hay không?
Human Capital Software giúp doanh nghiệp tối ưu hóa việc quản lý nhân sự, tăng hiệu quả tuyển dụng và đảm bảo sự phát triển bền vững. Tại sao nó lại quan trọng?
Tài sản công đoàn có được hình thành từ nguồn đóng góp của người lao động tham gia công đoàn đúng không? Người lao động xem công khai tài chính công đoàn bằng những hình thức nào?
Ai là đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định? Căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024 được quy định như thế nào?
Cung hoàng đạo ảnh hưởng đến cuộc sống qua tính cách, các mối quan hệ và quyết định cá nhân. Làm thế nào để hiểu rõ hơn về bản thân qua cung hoàng đạo và thay đổi vận mệnh?
04 hành vi bị nghiêm cấm theo Luật Dữ liệu 2024 kể từ ngày 01/7/2025? Thu thập, tạo lập dữ liệu được quy định như thế nào?
Người lao động có được thỏa thuận về mức đóng bảo hiểm hưu trí bổ sung hay không? Chính sách của Nhà nước đối với bảo hiểm hưu trí bổ sung được quy định như thế nào?
Ngày 30/11/2024, Quốc hội thông qua Luật Điện lực 2024 gồm 6 nhóm chính sách lớn, được cấu trúc thành 09 Chương, 81 Điều.
Miễn trừ giấy phép bán buôn điện cho tổ chức phát điện lên lưới quốc gia? Điều kiện cấp và trường hợp bị thu hồi giấy phép hoạt động điện lực?