Ngành Chính trị học là gì? Các vị trí công việc của Cử nhân ngành Chính trị học?
Ngành Chính trị học được hiểu như thế nào? Các trường đào tạo ngành Chính trị học? Vị trí công việc của Cử nhân ngành Chính trị học ra sao?
Ngành Chính trị học là gì? Các vị trí công việc của Cử nhân ngành Chính trị học?
[1] Ngành Chính trị học là gì?
- Chính trị học là một ngành học nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn chính trị, mô tả và phân tích các hệ thống, thể chế chính trị và các ứng xử chính trị.
- Những lĩnh vực của chính trị học bao gồm: giáo dục công dân và chính trị đối sánh, lý thuyết chính trị và triết học chính trị, các hệ thống quốc gia, quan hệ quốc tế, phân tích chính trị, phát triển chính trị, chính sách ngoại giao, chính trị và luật quốc tế, ứng xử quản lý hành chính, quản lý hành chính, luật, chính sách xã hội, v.v.
- Ngành Chính trị học đào tạo ra các cử nhân nắm vững kiến thức đại cương cho đến hệ thống kiến thức nền tảng của lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là những lĩnh vực gần với Chính trị học.
- Sinh viên ngành Chính trị học qua quá trình học tập sẽ dần có khả năng vận dụng lý thuyết, phương pháp và các kỹ năng nghề nghiệp trong những lĩnh vực hoạt động có liên quan của đời sống xã hội.
[2] Các trường đào tạo ngành Chính trị học?
Khu vực miền Bắc |
Khu vực miền Trung |
Khu vực miền Nam |
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội |
Trường Đại học Vinh |
Trường Đại học Cần Thơ |
Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội |
Trường Đại học Hà Tĩnh |
Trường Đại học Trà Vinh |
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn ĐHQGHN |
|
|
Trường Đại học Hải Dương |
|
|
Trường Đại học Nội Vụ |
|
|
Trường Đại học Thành Đông |
|
|
Trường Đại học Tân Trào |
|
|
Học viện Báo chí và Tuyên truyền |
|
|
[3] Các vị trí công việc của Cử nhân ngành Chính trị học?
Sinh viên ngành Chính trị học khi ra trường có nhiều cơ hội nghề nghiệp, với những kiến thức được đào tạo trong trường, theo đó các công việc của Cử nhân ngành Chính trị học như sau:
- Làm công tác tư vấn, tham mưu trong các cơ quan hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước;
- Làm công tác tư vấn, tham mưu trong các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị, các tổ chức kinh tế – xã hội;
- Làm công tác nghiên cứu ở các cơ quan lí luận chính trị;
- Làm phóng viên, biên tập viên bình luận thời sự, chính trị tại các báo, đài trung ương và địa phương;
- Làm công tác nghiên cứu và giảng dạy Chính trị học trong hệ thống trường Đảng, các trường đại học, cao đẳng và các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề.
Ngoài ngành Chính trị học là gì còn có Content Creator học ngành gì?
Ngành Chính trị học là gì? Các vị trí công việc của Cử nhân ngành Chính trị học? (Hinh từ Internet)
Sinh viên ngành Chính trị học thuộc đối tượng được miễn học phí không?
Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng được miễn học phí
1. Các đối tượng theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng nếu đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
2. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên khuyết tật.
3. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng và người từ 16 tuổi đến 22 tuổi đang học phổ thông, giáo dục đại học văn bằng thứ nhất thuộc đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Người học các trình độ trung cấp, cao đẳng mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
4. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
5. Trẻ em mầm non 05 tuổi ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
6. Trẻ em mầm non 05 tuổi không thuộc đối tượng quy định tại khoản 5 Điều này được miễn học phí từ năm học 2024 - 2025 (được hưởng từ ngày 01 tháng 9 năm 2024).
7. Trẻ em mầm non và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông là con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 27/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ quy định một số chế độ, chính sách đối với hạ sỹ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sỹ quan, binh sĩ tại ngũ.
8. Học sinh trung học cơ sở ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền được miễn học phí từ năm học 2022 - 2023 (được hưởng từ ngày 01 tháng 9 năm 2022).
9. Học sinh trung học cơ sở không thuộc đối tượng quy định tại khoản 8 Điều này được miễn học phí từ năm học 2025 - 2026 (được hưởng từ ngày 01 tháng 9 năm 2025).
10. Học sinh, sinh viên hệ cử tuyển (kể cả học sinh cử tuyển học nghề nội trú với thời gian đào tạo từ 3 tháng trở lên) theo quy định của Chính phủ về chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
11. Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, khoa dự bị đại học.
12. Học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học người dân tộc thiểu số có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
13. Sinh viên học chuyên ngành Mác-Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.
14. Học sinh, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh học một trong các chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, Giám định pháp Y, Pháp y tâm thần và Giải phẫu bệnh tại các cơ sở đào tạo nhân lực y tế công lập theo chỉ tiêu đặt hàng của Nhà nước.
15. Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định hiện hành của cơ quan có thẩm quyền.
16. Người học thuộc các đối tượng của các chương trình, đề án được miễn học phí theo quy định của Chính phủ.
17. Người tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp.
18. Người học các trình độ trung cấp, cao đẳng, đối với các ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
19. Người học các ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp. Các ngành, nghề chuyên môn đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Như vậy, sinh viên ngành Chính trị học không thuộc đối tượng được miễn học phí.
Xem thêm:
>> Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc là gì? Học ngành ngôn ngữ Trung ra làm gì, mức lương ra sao?
>> Ngành Quản trị du lịch và lữ hành: Học ở đâu, và cơ hội nghề nghiệp ra sao?
Từ khóa: Ngành Chính trị học là gì Chính trị học Trường đại học Công việc của Cử nhân ngành Chính trị học Miễn học phí Công tác tư vấn
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;