Toàn bộ mức lương Công chứng viên tư nhân năm 2025?
Mức lương Công chứng viên tư nhân? Trở thành Công chứng viên cần đáp ứng những điều kiện? Thời gian đào tạo nghề Công chứng? Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Công chứng viên?
Toàn bộ mức lương Công chứng viên tư nhân năm 2025?
[1] Nhiệm vụ công việc Công chứng viên:
Hiện nay, trong Luật Công chứng không có quy đinh cụ thể về nhiệm vụ của công chứng viên nhưng có thể xét trên quy định về khái nhiệm công chứng theo khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2024 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2025).
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công chứng là dịch vụ công do công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện để chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của giao dịch mà luật quy định phải công chứng, luật giao Chính phủ quy định phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được công chứng giao dịch theo quy định tại Điều 73 của Luật này.
...
Như vậy, nhiệm vụ công chứng viên có thể được hiểu như sau:
- Chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của giao dịch mà luật quy định phải công chứng, luật giao Chính phủ quy định phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Mức lương Công chứng viên hiện nay:
Theon thống kê của trang NhanSu.vn thì mức lương Công chứng viên tư nhân năm 2025 như sau:
- Mức lương Công chứng viên thấp nhất hiện nay là 5 triệu đồng/tháng.
- Mức lương Công chứng viên 7 triệu đồng/tháng hiện nay là mức trung bình thấp trong ngành.
- Mức lương Công chứng viên được xem là trung bình thấp là 8,5 triệu đồng/tháng.
- Mức lương Công chứng viên tầm 10 triệu đồng/tháng đang được xếp là mức lương trung bình cao.
- Mức lương Công chứng viên cao nhất hiện nay là khoảng 20 triệu đồng/tháng.
Ở trên là thông tin của mức lương Công chứng viên tư nhân 2025.
Toàn bộ mức lương Công chứng viên tư nhân năm 2025? (Hình từ Internet)
Điều kiện trở thành Công chứng viên của cử nhân Luật như thế nào?
Căn cứ tại Điều 10 Luật Công chứng 2024 quy định tiêu chuẩn để trở thành một Công chứng viên như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên
Người có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét bổ nhiệm công chứng viên:
1. Là công dân Việt Nam không quá 70 tuổi;
2. Thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng;
3. Có bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ luật hoặc tiến sĩ luật;
4. Có thời gian công tác pháp luật từ đủ 03 năm trở lên tại cơ quan, tổ chức sau khi có bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ luật hoặc tiến sĩ luật;
5. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng;
6. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng.
Như vậy, điều kiện trở thành Công chứng viên của cử nhân Luật như sau:
- Là công dân Việt Nam không quá 70 tuổi;
- Thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng;
- Có bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ luật hoặc tiến sĩ luật;
- Có thời gian công tác pháp luật từ đủ 03 năm trở lên tại cơ quan, tổ chức sau khi có bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ luật hoặc tiến sĩ luật;
- Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng;
- Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng.
Thời gian đào tạo nghề Công chứng là bao lâu?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 11 Luật Công chứng 2024 quy định thời gian đào tạo Công chứng viên như sau:
Đào tạo nghề công chứng
...
2. Thời gian đào tạo nghề công chứng là 12 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Những người sau đây có thời gian đào tạo nghề công chứng là 06 tháng:
a) Người đã có thời gian từ đủ 05 năm trở lên làm thẩm phán; kiểm sát viên; điều tra viên; thẩm tra viên chính ngành Tòa án; chấp hành viên trung cấp, thẩm tra viên chính thi hành án dân sự; kiểm tra viên chính ngành kiểm sát; trợ giúp viên pháp lý hạng II; thanh tra viên chính ngành tư pháp; chuyên viên chính, pháp chế viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật;
b) Thừa phát lại, luật sư, đấu giá viên đã hành nghề từ đủ 05 năm trở lên;
c) Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật; tiến sĩ luật;
d) Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án; chấp hành viên cao cấp, thẩm tra viên cao cấp thi hành án dân sự; kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; trợ giúp viên pháp lý hạng I; thanh tra viên cao cấp ngành tư pháp; chuyên viên cao cấp, pháp chế viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
Như vậy, thời gian đào tạo nghề Công chứng là 12 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 11 Luật Công chứng 2024.
Từ khóa: Mức lương Công chứng viên Công chứng viên tư nhân mức lương Công chứng viên tư nhân công chứng viên Tiêu chuẩn công chứng viên đào tạo nghề công chứng điều kiện trở thành Công chứng viên công chứng
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;