Thời gian nghỉ giữa giờ có được tính vào thời giờ làm việc không?

Bài viết dưới đây sẽ đề cập các vấn đề liên quan đến thời gian nghỉ giữa giờ của người lao động dựa theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản liên quan.

Đăng bài: 18:20 03/04/2025

Thời gian nghỉ giữa giờ được quy định như thế nào? 

Nghỉ giữa giờ là nhu cầu chính đáng và quan trọng đối với người lao động mục đích nhằm tái tạo sức lao động sau một khoản thời gian làm việc, vậy pháp luật về lao động quy định về thời gian nghỉ giữa giờ như thế nào?

Áp dụng quy định về thời gian nghỉ giữa giờ đối với người lao động có thời giờ làm việc bình thường theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 cụ thể như sau:

[1] Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.

[2] Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.

Căn cứ theo quy định tại Điều 109 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời gian nghỉ giữa giờ đối với người lao động có thời giờ làm việc bình thường thì người lao động sẽ được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục đối với ca làm việc ban ngày và 45 phút liên tục đối với ca làm việc ban đêm. Ngoài ra người sử dụng lao động có thể bố trí thêm các đợt nghỉ giải lao tùy theo điều kiện công ty và phải được ghi vào nội quy lao động.

Như vậy, không giới hạn thời gian được nghỉ ngơi của người lao động tuy nhiên thời gian nghỉ giữa giờ phải đảm bảo được mức tối thiểu mà Điều 109 Bộ luật Lao động 2019 quy định và phù hợp với điều kiện của công việc.

Thời gian nghỉ giữa giờ có được tính vào thời giờ làm việc không?

Thời gian nghỉ giữa giờ có được tính vào thời giờ làm việc không? (Hình từ Internet)

Khi nào nghỉ giữa giờ được tính vào thời giờ làm việc?

Căn cứ theo quy định tại Điều 109 Bộ luật Lao động 2019 quy định đối với Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc và nghỉ giải lao theo tính chất của công việc theo quy định tại khoản 2 Điều 58 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì cũng được tính vào thời giờ làm việc.

Mặt khác, theo quy định tại Điều 63 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định:

[1] Ca làm việc là khoảng thời gian làm việc của người lao động từ khi bắt đầu nhận nhiệm vụ cho đến khi kết thúc và bàn giao nhiệm vụ cho người khác, bao gồm cả thời gian làm việc và thời gian nghỉ giữa giờ.

[2] Tổ chức làm việc theo ca là việc bố trí ít nhất 02 người hoặc 02 nhóm người thay phiên nhau làm việc trên cùng một vị trí làm việc, tính trong thời gian 01 ngày (24 giờ liên tục).

Theo đó, đối với trường hợp doanh nghiệp tổ chức cho người lao động làm việc 8 giờ/ngày theo thời giờ làm việc bình thường mà không phải làm việc theo ca liên tục, thì thời gian Nghỉ giữa giờ của người lao động không được tính vào thời gian làm việc.

Thời gian nghỉ giữa giờ của lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng như thế nào?

Khác với những người lao động khác thì người lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi sẽ có những ưu ái về thời gian nghỉ ngơi hơn cụ thể được quy định tại khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 về bảo vệ thai sản như sau:

“Bảo vệ thai sản

...

4. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.”

Ngoài ra tại khoản 4 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP cũng có quy định chi tiết về vấn đề này như sau: 

“Chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ

...

4. Nghỉ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi:

a) Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi có quyền được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;

b) Trường hợp lao động nữ có nhu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định tại điểm a khoản này thì người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ;

c) Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định tại điểm a khoản này, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ.”

Theo đó dựa vào 2 quy định trên ta có thể hiểu lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút, lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi có quyền được nghỉ mỗi ngày 60 phút và vẫn được hưởng lương theo thời giờ làm việc.

Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi có quyền được nghỉ mỗi ngày 60 phút tuy nhiên sẽ không được cộng dồn thời gian nghỉ này thành một ngày để nghỉ một lần, điều này sẽ trái với tinh thần của pháp luật về việc bảo vệ sức khỏe của người lao động đặc biệt là lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

22 Nguyễn Mạnh Kiên

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 2288

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...