Tạm dừng sinh hoạt công đoàn năm 2025 có phải đóng phí công đoàn không?

Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc về việc “Tạm dừng sinh hoạt công đoàn năm 2025 có phải đóng phí công đoàn không?” dựa theo quy định hiện hành.

Đăng bài: 15:58 21/05/2025

Tạm dừng sinh hoạt công đoàn năm 2025 có phải đóng phí công đoàn không?

Tạm dừng sinh hoạt công đoàn năm 2025 có phải đóng phí công đoàn không? (Hình từ Internet)

Tạm dừng sinh hoạt công đoàn năm 2025 có phải đóng đoàn phí không?

Theo Hướng dẫn 38/HD-TLĐ năm 2024, sẽ có 04 trường hợp đoàn viên công đoàn được tạm dừng sinh hoạt công đoàn và không phải đóng đoàn phí:

- Trường hợp 1: Do ảnh hưởng chiến tranh, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh mà đơn vị sử dụng lao động phải tạm ngừng hoạt động và thực hiện biện pháp tạm hoãn hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đối với người lao động.

- Trường hợp 2: Do đơn vị, doanh nghiệp thay đổi công nghệ, dây chuyền sản xuất, chuyển đổi phương án sản xuất kinh doanh phải tạm ngừng hoạt động.

- Trường hợp 3: Cá nhân hoặc gia đình bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, ốm đau phải điều trị dài ngày chưa biết thời gian khỏi bệnh phải tạm hoãn hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, mất việc làm (không quá 12 tháng).

- Trường hợp 4: Các trường hợp khác theo quy định của Tổng Liên đoàn.

Như vậy, nếu đoàn viên công đoàn tạm dừng sinh hoạt công đoàn năm 2025 mà thuộc các trường hợp nêu trên thì không phải đóng đoàn phí.

Trong đó, thời hạn để tính được tạm dừng sinh hoạt công đoàn và không phải đóng đoàn phí căn cứ vào thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc thực hiện tạm hoãn hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc của các bên.

Đối với đoàn viên bị mất việc làm thì thời hạn tạm hoãn sinh hoạt công đoàn và không phải đóng đoàn phí không quá 12 tháng kể từ ngày mất việc làm.

Cơ sở pháp lý: Khoản 2.2 Mục 2 Hướng dẫn 38/HD-TLĐ năm 2024.

Mức đóng đoàn phí công đoàn mới nhất năm 2025 là bao nhiêu?

Theo Điều 30 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1408/QĐ-TLĐ năm 2024, đối tượng, mức đóng, tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí công đoàn như sau:

[1] Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân; đơn vị sự nghiệp hưởng lương theo bảng lương, bậc lương do Nhà nước quy định: mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội.

Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là tiền lương cấp bậc, chức vụ, lương theo hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề. Khi tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thay đổi thì tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí công đoàn thay đổi theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội.

[2] Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp nhà nước (bao gồm cả công đoàn Công ty cổ phần nhà nước giữ cổ phần chi phối): mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương thực lĩnh (tiền lương đã khấu trừ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân của đoàn viên), nhưng mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa bằng 10% mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước.

[3] Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài nhà nước (bao gồm cả công đoàn Công ty cổ phần mà nhà nước không giữ cổ phần chi phối); đơn vị sự nghiệp ngoài công lập hưởng tiền lương không theo bảng lương, bậc lương do Nhà nước quy định; liên hiệp hợp tác xã; các tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam; đoàn viên công đoàn công tác ở nước ngoài: Mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội, nhưng mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa bằng 10% mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước.

[4] Các công đoàn cơ sở tại [2] và [3] được thu đoàn phí công đoàn của đoàn viên hàng tháng bằng 1% tiền lương thực lĩnh (tiền lương đã khấu trừ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân của đoàn viên) hoặc quy định mức thu cao hơn 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội nếu được Ban Chấp hành công đoàn cơ sở mở rộng (từ tổ trưởng công đoàn trở lên) đồng ý bằng Nghị quyết, có văn bản và được quy định cụ thể trong Quy chế chi tiêu nội bộ của công đoàn cơ sở.

Tiền đoàn phí công đoàn phần thu tăng thêm so với quy định tại [2] và [3] được để lại 100% cho công đoàn cơ sở bổ sung chỉ hoạt động theo đúng quy định; khi báo cáo quyết toán, công đoàn cơ sở phải tách riêng số tiền đoàn phí công đoàn tăng thêm theo mẫu quy định để có cơ sở tỉnh số phải nộp về cấp trên.

[5] Đoàn viên ở các nghiệp đoàn, công đoàn cơ sở doanh nghiệp khó xác định tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí, đoàn viên công đoàn không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc: Đóng đoàn phí theo mức ấn định nhưng mức đóng thấp nhất bằng 1% mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước.

[6] Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên, trong thời gian hưởng trợ cấp không phải đóng đoàn phí; đoàn viên công đoàn không có việc làm, không có thu nhập, nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương, trong thời gian đó không phải đóng đoàn phí.

Quy định chung về miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn từ 01/7/2025

Cụ thể tại Điều 30 Luật Công đoàn 2024 quy định về miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn từ 01/7/2025 như sau:

- Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thực hiện giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật thì được xem xét miễn số tiền chưa đóng kinh phí công đoàn.

- Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gặp khó khăn vì lý do kinh tế hoặc bất khả kháng thì được xem xét giảm mức đóng kinh phí công đoàn.

- Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc không có khả năng đóng kinh phí công đoàn thì được xem xét tạm dừng đóng kinh phí công đoàn trong thời gian không quá 12 tháng.

Hết thời hạn tạm dừng đóng, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tiếp tục đóng kinh phí công đoàn và đóng bù kinh phí công đoàn cho thời gian tạm dừng đóng. Thời hạn đóng bù chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng tiếp theo tháng kết thúc việc tạm dừng đóng. Số tiền đóng bù bằng số tiền phải đóng của những tháng tạm dừng đóng.

Từ khóa: Sinh hoạt công đoàn Tạm dừng sinh hoạt công đoàn Phí công đoàn Đoàn viên công đoàn Công đoàn cơ sở

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...