Tết diệt sâu bọ là gì? Năm 2025, Tết diệt sâu bọ vào ngày nào, thứ mấy?

Tết diệt sâu bọ là gì? Năm 2025, Tết diệt sâu bọ vào ngày nào, thứ mấy? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày Tết diệt sâu bọ hay không?

Đăng bài: 09:09 05/05/2025

Tết diệt sâu bọ là gì? Năm 2025, Tết diệt sâu bọ vào ngày nào, thứ mấy?

Tết diệt sâu bọ, còn được gọi là Tết Đoan ngọ, là một ngày lễ ở Việt Nam và một số quốc gia Đông Á khác. Ngày này được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm.

Tết Đoan Ngọ là một ngày lễ truyền thống có từ rất lâu đời ở Việt Nam và một số nước châu Á khác như Trung Quốc, Hàn Quốc. Ở Việt Nam, ngày này thường được gọi là Tết giết sâu bọ bởi theo quan niệm dân gian, đây là thời điểm tiêu diệt sâu bọ, bệnh tật trong cơ thể. Theo âm lịch, Tết Đoan Ngọ diễn ra vào ngày 5/5 hàng năm. Cụm từ "Đoan Ngọ" có nghĩa là "bắt đầu giữa trưa": "Đoan" là bắt đầu, còn "Ngọ" là giờ Ngọ (từ 11h đến 13h). Vì vậy, Tết Đoan Ngọ thường diễn ra vào giữa trưa ngày 5/5 âm lịch.

Theo quan niệm truyền thống, đây là thời điểm thời tiết chuyển mùa, là lúc sâu bệnh dễ sinh sôi, phát triển, ảnh hưởng đến mùa màng và sức khỏe con người. Do đó, người dân tổ chức Tết Đoan Ngọ như một dịp để "tẩy uế", "giết sâu bọ", bảo vệ sức khỏe và cầu mong mùa màng bội thu.

Tết Đoan Ngọ năm 2025 sẽ diễn ra vào Thứ 7 ngày 31/5/2025 (Dương lịch), tức ngày 5/5 âm lịch.

Lưu ý: Thông tin về "Tết diệt sâu bọ là gì? Năm 2025, Tết diệt sâu bọ vào ngày nào, thứ mấy?" chỉ mang tính chất tham khảo!

Tết diệt sâu bọ là gì? Năm 2025, Tết diệt sâu bọ vào ngày nào, thứ mấy?

Tết diệt sâu bọ là gì? Năm 2025, Tết diệt sâu bọ vào ngày nào, thứ mấy? (Hình từ Internet)

Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày Tết diệt sâu bọ hay không?

Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 về nghỉ lễ, tết quy định như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Theo đó, từ quy định nêu trên thì người lao động sẽ chỉ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương vào các ngày sau đây:

[1] Tết Dương lịch

[2] Tết Âm lịch

[3] Ngày Chiến thắng

[4] Ngày Quốc tế lao động

[5] Quốc khánh

[6] Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Như vậy, theo quy định trên thì ngày Tết diệt sâu bọ không phải là ngày nghỉ lễ của người lao động.

Do đó, người lao động không được nghỉ vào ngày Tết diệt sâu bọ.

Tuy nhiên, người lao động có thể được nghỉ vào ngày này nếu sử dụng ngày nghỉ hằng năm (theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019) hoặc có thể nghỉ việc riêng có hưởng lương hoặc không hưởng lương và thông báo cho người sử dụng lao động hoặc có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương (theo Điều 115 Bộ luật Lao động 2019).

Thời giờ làm việc bình thường của người lao động tối đa là bao nhiêu?

căn cứ theo Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 quy định thời giờ làm việc bình thường như sau:

Thời giờ làm việc bình thường
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.

Như vậy, từ quy định nêu trteen thì thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.

Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.

Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.

5 Phạm Lê Trung Hiếu

Từ khóa: Tết diệt sâu bọ Tết Đoan Ngọ người lao động Hưởng nguyên lương Thời giờ làm việc người sử dụng lao động

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...